Ukraine tiết lộ thêm về tên lửa "không thể đánh chặn" của Nga_lịch thi đấu bóng đá mới nhất

时间:2025-01-25 12:03:40 来源:PhongThuyBet

Ukraine tiết lộ thêm về tên lửa "không thể đánh chặn" của Nga

Thành ĐạtThành Đạt

(Dân trí) - Ukraine cho biết tên lửa của Nga tấn công thành phố Dnipro đã bay trong 15 phút và đạt tốc độ tối đa vượt quá Mach 11.

Ukraine tiết lộ thêm về tên lửa không thể đánh chặn của Nga - 1

Lính cứu hỏa tại hiện trường vụ tấn công bằng tên lửa của Nga ở Dnipro, Ukraine hôm 21/11 (Ảnh: Reuters).

 "Thời gian bay của tên lửa Nga từ lúc phóng ở khu vực Astrakhan đến khi chạm đích ở thành phố Dnipro là 15 phút", Tổng cục Tình báo Ukraine (HUR) cho biết trong một tuyên bố hôm 22/11.

"Tên lửa được trang bị 6 đầu đạn: mỗi đầu đạn mang theo 6 đầu đạn con. Tốc độ ở phần cuối của quỹ đạo là trên Mach 11", HUR cho biết thêm.

HUR nói thêm rằng vũ khí này "có khả năng là từ tổ hợp tên lửa Kedr".

Ukraine ban đầu cho rằng Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), nhưng các quan chức Mỹ và NATO cho rằng đây là tên lửa đạn đạo tầm trung.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội X, cựu Tổng thống Nga, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đã chia sẻ đoạn video ghi lại cuộc tấn công mà trước đó đã được truyền thông Ukraine công bố.

Đoạn video dường như cho thấy một số đầu đạn rơi xuống nhà máy quân sự của Ukraine vào ban đêm.

Nga phóng tên lửa Oreshnik vào Ukraine (Nguồn: RT).

Tổng thống Nga Vladimir Putin tối 21/11 xác nhận trên truyền hình quốc gia rằng Moscow đã phóng tên lửa thế hệ mới Oreshnik vào thành phố Dnipro của Ukraine để đáp trả việc Kiev tấn công lãnh thổ Nga bằng tên lửa phương Tây. Đây là tên lửa siêu vượt âm tầm trung, không mang đầu đạn hạt nhân.

Ông Putin cũng khẳng định Ukraine không có cách nào để đánh chặn tên lửa thế hệ mới này của Nga khi nó có tốc độ di chuyển nhanh gấp 10 lần âm thanh.

Tổng thống Nga xác nhận tên lửa Oreshnik, có thể đạt tốc độ từ 2,5 đến 3km/giây, nghĩa là không có hệ thống phòng không nào trên thế giới có khả năng đánh chặn.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Chống phổ biến Vũ khí, một tên lửa tầm trung có thể có tầm bắn từ 1.000km đến 3.000km.

Mặc dù tên lửa Nga phóng không mang đầu đạn hạt nhân nhưng tên lửa này dường như mang trọng tải MIRV, nghĩa là sử dụng nhiều đầu đạn để tấn công các mục tiêu riêng biệt.

Giới chức Mỹ và phương Tây cũng xác nhận tên lửa thế hệ mới của Nga mang nhiều đầu đạn.

Tổng thống Putin cho biết cuộc tấn công của Nga không sử dụng ICBM mà là một hệ thống tên lửa tầm trung được phát triển sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) vào năm 2019.

Ông Putin cũng nhấn mạnh rằng cuộc tấn công của Nga để đáp trả việc Ukraine sử dụng hệ thống ATACMS và HIMARS do Mỹ sản xuất, cũng như tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất, để tấn công vào lãnh thổ Nga.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Oreshnik không phải là tên lửa liên lục địa nên Moscow không có nghĩa vụ phải thông báo cho Washington mỗi lần tên lửa được phóng.

"Tuy nhiên, Trung tâm Giảm thiểu Mối đe dọa Hạt nhân Quốc gia hoạt động tự động và duy trì liên lạc liên tục với một hệ thống tương tự ở Mỹ. Thông qua hệ thống này, một cảnh báo tự động đã được gửi 30 phút trước khi phóng", người phát ngôn Điện Kremlin giải thích.

Theo Reuters, RT
推荐内容