Thay đổi nhận thức
Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về CĐS tỉnh Bình Dương đến năm 2025,âydựngchínhquyềnsốởBìnhDươngNgườidânlàtrungtâmdoanhnghiệplàđộnglựsoi keo bong da hom nay định hướng đến năm 2030 đề ra mục tiêu tổng quát là đẩy mạnh CĐS với các trụ cột chính quyền số (CQS), kinh tế số, công dân số và xã hội số để làm thay đổi tổng thể và toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền hiệu lực, hiệu quả, minh bạch; thay đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN); thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng; thay đổi cách sống, làm việc của người dân, thu hẹp khoảng cách phát triển; các ngành, lĩnh vực trọng điểm thực hiện CĐS theo hướng tối ưu hóa, thông minh hóa, góp phần thực hiện mục tiêu “Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại” như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.
Để xây dựng CQS, Bình Dương cần tiếp tục nâng cấp, mở rộng Trung tâm Dữ liệu của tỉnh, Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC)
Theo Tiến sĩ Cao Văn Chóng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, để đạt mục tiêu đó thì việc xây dựng CQS ở Bình Dương hiện nay có nhiều vấn đề cần quan tâm, trước tiên là cần thay đổi nhận thức. Theo đó, mỗi cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người dân và DN cần nhận thức rõ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng CQS đối với sự phát triển của tỉnh trong tương lai. Bình Dương cần chú trọng phát triển hạ tầng số, nền tảng số. Đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để tiến hành thực hiện CQS. Công tác xây dựng hạ tầng số là việc cần kiên trì, sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị, DN và người dân; đồng thời quan tâm xây dựng, phát triển dữ liệu số và phát triển ứng dụng số hóa. Đây là những sự chuẩn bị cần thiết để Bình Dương xây dựng, phát triển CQS.
Cần giải pháp đồng bộ
Tiến sĩ Cao Văn Chóng cho biết từ những vấn đề đặt ra, cần có những giải pháp cơ bản để xây dựng CQS. Đó là xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ công nghệ thông tin, đào tạo kỹ năng về CĐS, phát triển CQS cho CBCCVC và người lao động trong cơ quan Nhà nước của tỉnh. Chìa khóa quyết định việc thực hiện CQS cho các cơ quan, tổ chức không phải là công nghệ mà chính là yếu tố con người. Do vậy, cần có sựquyết tâm của hệthống chính trị, các cấp, các ngành, sựquyết liệt chỉđạo của lãnh đạo tỉnh bằng những mục tiêu cụthểcókiểm tra, giám sát, đánh giá; cóđộng viên, khuyến khích, phát huy vai tròcủa người đứng đầu; đặc biệt làtạo ra được sựkiên trì, bền bỉ trong quátrình xây dựng là một trong những giải pháp cụ thể, cần thiết để xây dựng CQS.
Bên cạnh đó là cần nghiên cứu để đưa vào vận hành chính thức các hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt cho dịch vụ công trực tiếp và trực tuyến; chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; thực hiện số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của cơ quan Nhà nước; áp dụng các công nghệ mới nhất về truyền thông xã hội phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo. Tỉnh cũng tiếp tục nâng cấp, mở rộng Trung tâm Dữ liệu của tỉnh; Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC), tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có, giúp lãnh đạo tỉnh có được cái nhìn toàn cảnh về thông tin liên quan đến các cơ quan, ban ngành, địa phương, lĩnh vực.
Các cơ quan, địa phương chủ động số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính để hình thành nguồn dữ liệu đầy đủ, chính xác; chú trọng đầu tư nguồn lực tham gia vào quá trình triển khai CĐS; hướng đến công tác phối hợp, đồng bộ trong quá trình CĐS, tính liên thông dữ liệu, khai thác, chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến CĐS, trong đó tập trung đa dạng hóa các hình thức, đặc biệt là thông qua các kênh thông tin điện tử để người dân và DN dễ tiếp cận, chung tay vào quá trình CĐS cùng chính quyền để xây dựng CQS; đẩy nhanh và mạnh hơn nữa các mảng công việc cụ thể để định hình thành phố thông minh.
Tiến sĩ Cao Văn Chóng phân tích, phát triển CQS bản chất vẫn là dựa trên phương châm lấy người dân làm trung tâm; DN làm động lực; Nhà nước kiến tạo. Theo quan điểm đó, mục đích chính của việc phát triển CQS là bảo đảm chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao; ứng dụng công nghệ số để hỗ trợgiải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề (giao thông, y tế, giáo dục, du lịch, môi trường…); tiếp tục nâng cao sự hài lòng của người dân, thu hút mạnh mẽ sự tham gia của người dân, DN và xã hội.
Việc thực hiện CQS tại Bình Dương trong giai đoạn hiện nay sẽ đóng góp quan trọng vào việc nâng cao hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền, hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN; kết nối, cung cấp dịch vụ, giải quyết mối quan hệ và thay đổi phương thức sống, làm việc của người dân. Đồng thời, thực hiện CQS còn góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, thay đổi lề lối làm việc của CBCCVC. Đây là công cụ đột phá để các ngành, các lĩnh vực phát triển nhanh và bền vững, tiến nhanh đến mục tiêu xây dựng Bình Dương phát triển nhanh, toàn diện, bền vững hơn trong tương lai.(责任编辑:La liga)