Những công trình làm thay đổi diện mạo huyện Dầu TiếngNăm 2010 là năm có nhiều thuận lợitrong công tác đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) nhờ giá cả vật tư ổn định ở mức thấp,ĐầutưxâydựngcơbảntạiDầuTiếngNhữngkếtquảđángkhíchlệgiao hữu clb hôm naybên cạnh đó chủ trương phân cấp quản lý đầu tư của tỉnh đã giúp địa phương chủ độnghơn trong việc quyết định danh mục đầu tư, phê duyệt dự án. Chỉ trong 6 tháng đầunăm tổng khối lượng thực hiện của huyện đã tăng 102% so cùng kỳ. Công tác XDCB ởDầu Tiếng còn xuất hiện nhiều “chuyện lạ” cho các địa phương khác học tập.
Khối lượng thực hiện tăng cao
Năm 2010 huyện Dầu Tiếng được phân cấpquản lý 86 dự án XDCB với tổng mức đầu tư là 157,7 tỷ đồng. Trong đó chuẩn bị đầutư 50 dự án với số vốn là 2,7 tỷ đồng, chiếm 2% kế hoạch. 36 dự án phải thực hiệnvới số vốn 155 tỷ đồng, chiếm 98% kế hoạch vốn, với 19 dự án chuyển tiếp và 17dự án khởi công mới. Đến hết tháng 6 tổng khối lượng thực hiện trên toàn huyệnlà 83,5 tỷ đồng, đạt 53% kế hoạch. Khối lượng cấp phát là 92,4 tỷ đồng, đạt 59%kế hoạch. Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng Nguyễn Mạnh Hồng phân tích: “Tổng khốilượng thực hiện 6 tháng đầu năm của huyện là 83,5 tỷ đồng, đạt 53% kế hoạch, tăng102% so với cùng kỳ. Vốn cấp phát 91,3 tỷđồng, đạt 58% kế hoạch, tăng 116% so cùng kỳ là rất khả quan, nhờ chủ trươngphân cấp, quản lý đầu tư của tỉnh, công tác thẩm định, phê duyệt dự án thuận lợi,sự hỗ trợ tích cực của các sở ngành hữu quan và sự chỉ đạo điều hành quyết liệtcủa Huyện ủy, UBND huyện đã giúp công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nhanh, tạođiều kiện cho đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, đúng kế hoạch dự án. Tồn tại củacác năm trước và cũng là bài học của địa phương đó là công trình Trung tâm Vănhóa thể dục thể thao huyện. Do lập dự án quá lớn, liên quan đến nhiều vấn đề,nên khi triển khai gặp rất nhiều vướng mắc. Huyện phải chia nhỏ từng hạng mụcra để thực hiện nên kéo dài thời gian. Gặp thời cơ thuận lợi, năm nay huyện phảilàm bù cho các năm trước”!
Xuất hiện nhiều “chuyện lạ”!
Báo cáo của UBND huyện cho thấy huyệnDầu Tiếng có thuận lợi hơn các địa phương khác trong việc đền bù giải tỏa, nhờ đơngiá đền bù phù hợp so với mặt bằng tại chỗ. Công tác vận động, phổ biến chủ trươngpháp luật của địa phương được quan tâm, sát thực tế đã tạo sự đồng thuận lớntrong nhân dân. Cụ thể như dự án Khu địa đạo Bến Súc (dự án Mở rộng địa đạo CủChi, thị trấn Thanh Tuyền) có tổng diện tích trên 100 ha được triển khai từ đầunăm, đến nay đã giải tỏa được trên 90%. Con số này khiến Giám đốc Sở Kế hoạchvà Đầu tư Huỳnh Văn Trai phải ngạc nhiên: “Đây là chuyện lạ rất đáng khen, chắckhi về chúng tôi sẽ tham mưu cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch và một sốngành, địa phương khác học tập Dầu Tiếng về phương pháp, kinh nghiệm vận độngnhân dân”. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Thanh Cung cũng đồng tình: “Chỉsau 2 nhiệm kỳ từ khi chia tách mà diện mạo của huyện Dầu Tiếng thay đổi rấtnhiều, chứng tỏ chúng ta có sự quan hệ, cộng sự rất tốt. Tổng khối lượng đầu tưmà Dầu Tiếng đạt được trong 6 tháng đầu năm cũng là khá so với mặt bằng chung củatỉnh”.
Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch NguyễnTấn Lực báo cáo thêm: “Bên cạnh các thuận lợi kể trên cũng còn một số tồn tạinhư sau: Một số nhà thầu đã có khối lượng hoàn thành nhưng chậm đề nghị chủ đầutư thanh toán vốn làm cho việc xác định khối lượng đạt thấp, tỷ lệ giải ngân chậm”.Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Văn Hảo nhấn mạnh: “Đây mới chính là chuyện lạ, vìhầu hết các nhà thầu ai cũng muốn làm nhanh, thanh toán gọn để lấy tiền làmchuyện khác. Nhưng ở đây nhà thầu lại “chê” tiền thì đúng là chuyện lạ. Côngtrình sử dụng vốn ngân sách nếu càng dây dưa càng thiệt hại cho ngân sách. Cụthể là công trình cầu Thủ Biên do dây dưa, chậm tiến độ mà tỉnh đã bị thiệt đếnhơn 40 tỷ đồng do điều chỉnh giá theo”. Ông Lực giải thích: “Không phải nhà thầuchê tiền mà vì khối lượng chưa nhiều, mình đốc thúc họ lập báo cáo để được thẩmđịnh, giải ngân. Có lẽ họ thấy khối lượng còn ít nên chờ xong rồi giải ngân mộtlượt”...
Những vướng mắc cần giải quyết
6 tháng còn lại của năm 2010 UBNDhuyện Dầu Tiếng tập trung chỉ đạo các ngành, xã, thị trấn tập trung vào các dựán đang khởi công xét thấy có khả năng hoàn thành trong năm. Phấn đấu hoànthành đưa vào sử dụng 33 dự án còn lại được bố trí vốn vào đầu năm 2010; do khốilượng triển khai đầu năm tăng 102% so cùng kỳ nên dự báo cuối năm sẽ thiếu vốn.Các công trình giao thông nông thôn phải chờ đến 31-12 mới được giao chỉ tiêu,phải lập hồ sơ, thẩm định thì kéo dài sang giữa năm sau, đến khi thực hiện thìchắc là trễ, nên kiến nghị tỉnh cho ứng vốn trước. Công tác đền bù tại một số dựán vẫn chưa được giải quyết dứt điểm gây không ít khó khăn trong quá trình thicông. Đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư XDCB còn hạn chế, nhất là ở cấp xã, thị trấn...Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Văn Hảo gợi ý: Theo khảo sát về chỉ số tín nhiệmChính phủ thì kết quả trả lời của người dân đều căn cứ vào những lợi ích mànhân dân được hưởng thụ từ xã hội chứ không phải vấn đề gì cao xa. Để tránh đầutư dàn trải, lãng phí, khó triển khai, Dầu Tiếng cần xây dựng kế hoạch danh mụcđầu tư theo thứ tự ưu tiên là giáo dục, y tế, văn hóa xã hội và giao thông cơ sở.Những ưu tiên này hoạt động tốt thì hiệu quả điều hành của chúng ta cao. Riênggiáo dục và y tế thì để tỉnh lo. Địa phương yêu cầu thì tỉnh đáp ứng, nhưng chỉtiêu của huyện đã được giao cụ thể theo từng năm, phù hợp năng lực và yêu cầu sửdụng”. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Thanh Cung yêu cầu cụ thể: “Côngtác tổ chức là rất quan trọng, nên yêu cầu phát huy vai trò của người đứng đầulà then chốt vì chỉ có người đứng đầu mới đủ thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ kịpthời những phát sinh, vướng mắc. Chương trình xây dựng giao thông nông thôn cầnthay đổi biện pháp, vì theo khảo sát nếu làm giao thông nông thôn theo hướng “nôngthôn” thì chỉ 3 năm sau đường sẽ hư và phải làm lại rất tốn kém. Hướng mới làkhổ đường rộng, đạt chuẩn, làm từng bước nhưng chắc chắn, ổn định. Tỉnh đồng ý ứngvốn nhưng phải thỏa mãn 2 điều kiện là làm cái gì, hiệu quả sử dụng ra sao vàphải trả lại vào kế hoạch của năm sau. Trình độ, năng lực cán bộ còn hạn chếthì lập danh sách, yêu cầu bồi dưỡng để tỉnh phối hợp vừa làm vừa học, từng bướcnâng cao trình độ. Để công tác đền bù, giải tỏa được thuận lợi, địa phương cầnkhẩn trương hoàn thành khu tái định cư để đưa dân vào khi có yêu cầu. Dứt khoátkhông được tách rời quần thể nhà văn hóa, khu dân cư, văn phòng ấp... sẽ rấtkhó trong điều hành và sự đi lại của người dân”...
PhóChủ tịch Thường trực UBND tỉnh LÊ THANH CUNG: Phải chú ý đến người dân vùngsâu, vùng xaTới đây làm giao thông nông thôn thì phải đền bù cho dân. Vì dânnông thôn vùng sâu, vùng xa vốn đã nghèo, khó tiếp cận các lợi ích xã hội, bịthiệt thòi đủ thứ mà cứ vận động dân hiến đất, đóng góp thì khó quá. Chưa kểvùng nông thôn còn là nơi nghĩa tình kháng chiến cũ, chúng ta phải có trách nhiệmđền ơn đáp nghĩa.
DUY CHÍ