Cụ thể,ầmlẫnvịtrícủaĐHViệtNamtrênbảngxếphạngthếgiớkqbd hl theo công bố này, ngành Kỹ thuật - Dầu khí của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM lần đầu góp mặt và đứng thứ 101-150. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện nằm trong lĩnh vực này và xếp hạng cao nhất trong số các trường Việt Nam tham gia.
Tuy nhiên, mới đây, tổ chức QS đã có sự chỉnh sửa thông tin này. Theo nội dung được QS cập nhật, ngành Kỹ thuật - Dầu khí của ĐH Quốc gia TP.HCM mới là ngành học đứng thứ 101-150. Thông tin trước đây đối với ngành Kỹ thuật - Dầu khí của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM là sự nhầm lẫn.
Ngành Kỹ thuật - Dầu khí của ĐH Quốc gia TP.HCM lần đầu góp mặt và đứng thứ 101-150 trong bảng xếp hạng của QS.
Như vậy, có 4 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam với 8 nhóm ngành được xuất hiện trong bảng xếp hạng này, bao gồm ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và Trường ĐH Cần Thơ.
Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới theo lĩnh vực của tổ chức QS được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí, bao gồm: Uy tín trong giới hàn lâm; Uy tín với nhà tuyển dụng; Tỉ lệ trích dẫn trung bình trên một bài báo; Chỉ số H-index đo lường năng suất và mức độ tác động của các công bố khoa học của đội ngũ giảng viên.
Các tiêu chí xếp hạng của QS nhấn mạnh vào đóng góp và tác động của chất lượng đào tạo của một ngành/lĩnh vực đào tạo đối với xã hội (thông qua đánh giá của học giả và nhà tuyển dụng) và các đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học (thông qua mức độ trích dẫn và chỉ số H-index). Tùy theo từng lĩnh vực, trọng số của các tiêu chí sẽ khác nhau.
Thời Vũ
Khoa học máy tính và hệ thống thông tin, Kỹ thuật cơ khí, hàng không và chế tạo, Toán học, Vật lý và thiên văn học, Kinh doanh và Nghiên cứu quản lý là 5 ngành học của ĐH Quốc gia Hà Nội được QS xếp hạng.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)