Đông y quan niệm,áchđơngiảnđểngủngongiữấmtrongmùalạketqua ngoai hang anh bàn chân là gốc của cơ thể, tập hợp 6 đường kinh và nhiều huyệt vị quan trọng. Bàn chân được xem là “trái tim thứ hai” bởi đại não và các cơ quan khác trong cơ thể đều có một khu phản ánh trên bàn chân.
Nhiệt lượng giảm khiến tay chân bị lạnh, đau nhức các khớp vùng chi. Ngâm chân nước ấm thảo dược trong khoảng thời gian 10-15 phút giảm đau nhức khớp, khí huyết lưu thông, làm ấm đôi chân, giúp dễ ngủ và ngủ ngon.
Bên cạnh tác dụng làm ấm, ngâm chân còn có kích thích hệ tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng chuyển hóa, chống viêm, chống stress và điều hòa cơ thể.
Thảo dược thường dùng trong phương pháp này là các vị thuốc có tính ấm, có tinh dầu, có tính chất giãn mạch như: gừng, lá lốt, sả, quế chi, ngải cứu, thiên niên kiện, màng tang, đại bi... và thêm một chút muối.
Cần lưu ý, không nên đột ngột nhúng chân vào nhiệt độ nước quá cao trong khi cơ thể và thời tiết đang rất lạnh khiến sốc nhiệt. Mạch máu chịu áp lực lớn trong thời gian ngắn dễ dẫn tới phình, vỡ. Ngoài ra, nhiệt độ nước quá cao dễ gây bỏng.
Nhiệt độ thích hợp để ngâm chân an toàn là khoảng 35-50 độ C. Đặt chân cách xa mặt nước một khoảng để xông hơi trước rồi từ từ hạ chân xuống, ngâm chân từ 15-20 phút, mỗi ngày từ 1-2 lần. Sau khi ngâm chân, lưu ý lau khô luôn chân, ủ ấm chân vào chăn để tránh lạnh.
Những trường hợp sau đây tuyệt đối không được ngâm chân: Viêm cấp và các chấn thương cấp tính; Vết thương nhiễm khuẩn, vết thương hở; Tắc động mạch hay tĩnh mạch ở bệnh nhân đái tháo đường; Các khối u ác tính, lao tiến triển; Bệnh nhân say rượu, tâm thần.
Các trường hợp giảm cảm giác nóng, lạnh và trẻ em cần hết sức thận trọng khi thực hiện ngâm chân thảo dược.
Việc xoa bóp bấm huyệt vùng chân sau khi ngâm chân có thể tăng thêm hiệu quả, cũng có thể uống thêm một cốc nước gừng nóng để cơ thể được giữ ấm.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ
Trưởng đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cơ sở 3