Sau nhiều tranh cãi,ấmlợidụngviệcgiớithiệuconnuôiđểtrụclợkèo bóng đá hôm nay trực tiếp cuối cùng, quy định người nước ngoài phải trả thêm khoản tiền ngoài phí khi đăng ký nhận nuôi con nuôi Việt Nam (VN) đã được quy định cụ thể trong dự Luật nuôi con nuôi vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) trình tại phiên họp QH sáng 26-5. Nên quy định mức phí tối đa Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu Trần Thị Hoa Ry phát biểu ý kiến thảo luận tại nghị trường Sau khi lắng nghe các ý kiến trái chiều về việc có nên thu phí đăng ký nuôi con nuôi, giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài, UBTVQH “chốt” lại quy định trong dự luật: Ngoài việc phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật VN, người nước ngoài không thường trú tại VN nhận con nuôi là người VN phải trả một khoản tiền để bù đắp một phần chi phí cho việc giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài, bao gồm chi phí lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi; xác minh nguồn gốc của người được giới thiệu làm con nuôi; thẩm định hồ sơ của người xin nhận con nuôi; nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ khi được giới thiệu làm con nuôi đến khi hoàn thành thủ tục giao nhận con nuôi và thù lao hợp lý cho nhân viên của cơ sở nuôi dưỡng. Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, việc miễn, giảm và chế độ quản lý, sử dụng chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài quy định tại khoản này. Đồng thời, nghiêm cấm tổ chức, cá nhân có liên quan đặt ra các khoản thu trái pháp luật từ hoạt động nuôi con nuôi. Căn cứ để đưa ra quy định trên của dự luật được UBTVQH lý giải là xuất phát từ nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc... Tại các nước này, khi giới thiệu cho người nước ngoài nuôi con nuôi đều có thu một khoản tiền khoảng 4.000 - 7.000 USD cho một trường hợp và được chi cho việc chăm sóc trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng, hoạt động tác nghiệp của các cơ quan chuyên môn trong giải quyết nuôi con nuôi quốc tế, các dịch vụ liên quan . Ngoài ra, Công ước Lahay năm 1993 cũng cho phép thu để chi trả những phí tổn và chi phí bao gồm cả lệ phí chuyên môn vừa phải cho những người có liên quan trong việc nuôi con nuôi. Đa số đại biểu (ĐB) QH khi thảo luận tại nghị trường tán thành quan điểm trên, tuy nhiên vẫn còn băn khoăn về khoản thu thế nào là hợp lý, các điều kiện kèm theo để tránh việc quy định thu phí dẫn tới tình trạng buôn bán trẻ em. ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng không nên giao Chính phủ quy định phí đăng ký nuôi con nuôi đối với người nước ngoài mà nên định lượng luôn trong luật số tiền tối đa người nuôi con nuôi phải trả, ví như không vượt quá 5 triệu đồng chẳng hạn. Cơ quan tư pháp “gác cổng” việc giới thiệu nuôi con nuôi Ngoài nội dung đáng chú ý trên, dự Luật nuôi con nuôi cũng thống nhất một số quy định mà trước đó còn gây tranh cãi, đó là đối tượng được nhận nuôi về nguyên tắc là trẻ em dưới 16 tuổi; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể được cô, cậu, dì, chú, bác ruột hoặc bố dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; không phân biệt điều kiện người được nhận làm con nuôi đối với nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi nước ngoài. Đặc biệt, để tránh tình trạng tiêu cực trong việc giao hết về một mối: chăm sóc con nuôi, thu nhận kinh phí tài trợ nuôi con nuôi, giới thiệu con nuôi cho cơ sở nuôi dưỡng, dự luật mới nhất đã tách việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi với việc tiếp nhận tài trợ và bảo đảm sự quản lý của Nhà nước, và thay hình thức hội đồng tư vấn giới thiệu con nuôi như quy định trước đó bằng việc quy định cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức Nhà nước trong từng khâu công việc. Cụ thể, cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi và thông báo cho Sở Tư pháp trẻ em cần có gia đình thay thế. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em, tiếp nhận, kiểm tra và xử lý hồ sơ của người nhận con nuôi; Sở Tư pháp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của trẻ em và xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài trình UBND cấp tỉnh quyết định; Công an cấp tỉnh xác minh hồ sơ trẻ em bị bỏ rơi… Dự kiến, Luật nuôi con nuôi có hiệu lực thi hành từ 1-1-2011. THEO THANH NIÊN |