Lao phổi là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis ấuhiệucảnhbáolaophổhantharwady unitedgây ra, lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh làm tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. TS.BS Đặng Thị Mai Khuê, Đơn vị Hô hấp, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, cho biết lao phổi ở giai đoạn đầu thường phát triển âm thầm trong nhiều tháng. Triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, khiến người bệnh bỏ qua cho đến khi bệnh trở nặng. Vi khuẩn lao có thể tồn tại trong cơ thể ở trạng thái ngủ đông, chỉ hoạt động khi hệ miễn dịch suy yếu. Ho kéo dài: Ho trên ba tuần, không đáp ứng với kháng sinh là dấu hiệu quan trọng đầu tiên của lao phổi, theo bác sĩ Khuê. Ban đầu, người bệnh thường ho khan, sau đó chuyển sang ho có đờm hoặc ho ra máu. Đây là những biểu hiện của tình trạng tổn thương phổi do vi khuẩn lao gây ra. Ho có đờm: Người bệnh ho kèm theo đờm dai dẳng, ngay cả khi đã dùng kháng sinh. Đây là dấu hiệu của viêm nhiễm, tổn thương tại phổi, phế quản, thường xảy ra khi bệnh ở giai đoạn tiến triển. Đây là triệu chứng cần theo dõi chặt chẽ, hậu quả của tổn thương mạch máu trong đường hô hấp do vi khuẩn lao. Đau ngực và khó thở: Người bệnh thường đau ngực hoặc khó thở, nhất là khi ho nhiều. Nguyên nhân là do tổn thương, áp lực tại phế quản, làm cản trở quá trình trao đổi khí, khiến người bệnh mệt mỏi. Sụt cân: Sụt cân nhanh chóng là biểu hiện phổ biến ở người bệnh lao, ngay cả khi họ không mắc các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa. Sốt kèm ớn lạnh: Người bệnh thường bị sốt nhẹ vào buổi chiều hoặc tối, kèm theo cảm giác ớn lạnh và đổ mồ hôi đêm. Người bệnh có thể không sốt cao, nhưng thường xuyên lặp lại, báo hiệu tình trạng viêm nhiễm mạn tính do vi khuẩn lao. Chán ăn, mệt mỏi: Suy giảm sức khỏe tổng thể khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, thiếu năng lượng. Tâm lý căng thẳng, lo lắng cũng góp phần làm trầm trọng thêm biểu hiện này.