- Ông Trương Nguyện Thành,ảrácđêmgiaothừaTrướckhithànhthànhphốthôngminhcầnvăkq bd ha lan giáo sư ĐH Utah (Hoa Kỳ), đồng thời là Phó Hiệu trưởng điều hành Trường ĐH Hoa Sen đã có cuộc trao đổi với VietNamNet xung quanh chuyện xả rác bừa bãi đêm giao thừa Tết Dương lịch vừa qua.
"Chắc chắn đây là một sự xấu hổ"
Thưa ông Thành, sau đêm giao thừa ở Hà Nội, vườn hoa "bay sạch", còn ở Sài Gòn thì rác cũng bị xả ra nhiều nơi công cộng. Điều "quen" này có khiến ông "lạ" không?
- Là người Việt Nam nhưng có thời gian sống ở Mỹ hơn 30 năm, trong mình có nền văn hóa, cách đánh giá xã hội và có suy nghĩ của một người Mỹ, nên khi thấy hiện tượng này tôi rất sốc.
Tôi nghĩ nếu mình dẫn đồng nghiệp đi chơi và thấy cảnh này sẽ không biết nói gì với họ, và chắc chắn đây là một sự xấu hổ.
Ông Trương Nguyện Thành |
TP.HCM, đặc biệt là phố đi bộ Nguyễn Huệ, không thua kém bất kỳ một thành phố nào của Singapore hay châu Âu. Nếu tôi là một du khách từ châu Âu, Mỹ hoặc Canada tới Quận 1 sẽ thấy một không gian rất văn minh và con người cũng rất văn minh. Nhưng hiện tượng vừa qua không chứng minh được sự văn minh này.
Người Sài Gòn luôn tự hào ngày xưa họ từng có một thành phố văn minh và ngày nay đang tiến tới mục tiêu là một thành phố thông minh. Nhưng muốn như vậy, trước hết phải là một thành phố văn minh.
Tôi cũng nghĩ tại sao thành phố không trang bị đầy đủ những phương tiện như thùng rác, nhà vệ sinh di động tiện nghi chứ không phải là những thùng rác dơ bẩn, để khi có sự kiện, người dân có chỗ xả rác và có một cuộc vui chơi đúng nghĩa. Có người dân nào muốn khi bỏ rác phải một tay mở nắp, trong khi tay kia thì đang cầm thức ăn?...
Vậy còn hình ảnh vườn hoa ở Hà Nội bị dẫm nát đem lại cho ông cảm nghĩ gì?
- Cảm xúc của tôi cũng như vậy, và còn nặng nề hơn. Chậm trễ mấy giây hay đi sau người khác vài giây, vài phút thì có làm sao? Một vài phút đồng hồ không làm chúng ta mất điều gì, tai sao phải thi nhau dẫm lên những cây xanh như vậy?
Làm điều này, không chỉ có nghĩa là họ đang dẫm lên công lao của những người chăm bón vườn hoa hàng ngày, mà còn là chà đạp lên lòng tự trọng của chính bản thân mình.
Khi tôi bảo lãnh cho anh em của mình sang Mỹ sinh sống vào năm 2002, tôi thấy có sự thay đổi kỳ lạ sau đó. Trước đó, anh em của tôi cũng xả rác bữa bãi, ngồi trong xe uống xong nước thì vứt vỏ ra đường, nhưng khi sang Mỹ thì họ lại rất nghiêm túc.
Bước vào một siêu thị ở Mỹ, nhiều người đã đặt câu hỏi rằng "tại sao chỗ này lại sạch quá vậy?". Tôi trả lời "Vì người dân ở đây rất sạch, họ bỏ rác đúng chỗ".
Tôi nghĩ, mỗi người đều có sự tự trọng, tự giác cũng như tự ái. Vì vậy, phải làm sao để khơi dậy những điều đó trong họ chứ không phải chê bai hay chỉ trích.
Chậm hơn một vài phút thì có sao?
Nếu ở giữa biển người không có đường đi lối lại đêm hôm đó, liệu ông có nghĩ rằng mình sẽ tìm được chỗ đặt chân mà không dẫm vào hoa?
- Trong những ngày lễ, số lượng người chắc chắn đông hơn bình thường, và điều này ở đâu cũng vậy. Nhưng vấn đề là có ai có chấp nhận đi sau người khác hay không, hay cố tình chen lấn lên trước để tiết kiệm vài giây tới một vài phút?
Tôi nghĩ, đã tham gia cuộc chơi vài tiếng đồng hồ thì một vài phút cũng không có ý nghĩa gì. Chúng ta không thiếu đường, chỉ là những người đó muốn đi tắt ngang qua "dòng chảy" của biển người mà thôi. Đó là chưa kể nhiều người còn có tư duy lấy xe sớm để khỏi bị kẹt xe, nhưng như vậy, cuộc chơi không còn trọn vẹn nữa.
Tôi cũng muốn đề cập tới sự thiếu trung thực của một bộ phận người Việt hiện nay.
Năm ngoái, con trai tôi về Việt Nam và được giao cho một số tiền để tự mua sắm. Cháu đã khám phá ra rằng mình bị gạt khi mua một món hàng 200 ngàn đồng nhưng ở chỗ khác chỉ bán 100 ngàn đồng.
Thậm chí, cháu còn quan sát thấy người bán hàng lấy giá của món hàng này móc vào món hàng khác.
Cháu đã đặt câu hỏi với tôi “Tại sao họ lại thiếu trung thực như vậy”?, rồi kết luận "Làm vậy là mất khách hàng". Khi tôi hỏi "Con có cảm giác thế nào?”, cháu liền nói "Không vui".Cháu nói sẽ không bao giờ trở lại, vì ở đó và cả khu đó buôn bán không trung thực.
Những người dẫm vào hoa hay xả rác bừa bãi ngày hôm đó không nghĩ rằng họ bị đánh giá như thế nào.
Theo ông, ở đây trách nhiệm của cơ quan chính quyền như thế nào?
- Trách nhiệm của cơ quan chính quyền là tạo mọi cơ hội cho người dân có một nền văn hóa văn minh.
Có nghĩa, ngoài việc phát triển hạ tầng đô thị cần có những nơi công cộng, những công viên lớn và luôn mở rộng cho cộng đồng sử dụng. Những công viên tại TP.HCM hiện nay là quá nhỏ so với một thành phố 10 triệu dân.
Cá nhân tôi không nghĩ người Việt Nam chúng ta kém văn minh hơn người dân ở bất cứ nước nào, nhưng khi diễn ra những sự kiện như thế này thì đơn vị tổ chức phải biết cách và trang bị đầy đủ tiện nghi cho người dân.
Sau mỗi sự kiện, đơn vị tổ chức sẽ phải dọn rác. Vậy tại sao không làm trước để người dân vui chơi trọn vẹn mà họ cũng đỡ mất công hơn?
Thay vì phê phán, hãy khơi dậy lòng tự trọng
Vậy cần làm gì để nâng cao ý thức cho người dân, thưa ông?
- Nên dùng tâm lý học để nâng cao ý thức cá nhân.
Ở xã hội phát triển, bố mẹ luôn có kiến thức tâm lý học và họ khuyến khích con thực hiện những hành vi tốt, không khuyến khích hành vi xấu.
Chúng ta hay nói “thương cho voi cho vọt”, nhưng đây không phải là biện pháp hay để phát triển hành vi tốt.
Ảnh: Trần Thường |
Mặt khác, chúng ta phải khơi dậy và nâng cao lòng tự trọng, sự tự ái cá nhân. Nếu ai đó được khen là một người văn minh, họ sẽ nghĩ khác hơn là bị phê phán. Khi ai đó nghĩ mình là người văn minh, họ sẽ không làm những hành động thiếu văn minh.
Ông nghĩ sao về bình luận "Vẫn còn xả rác bừa bãi thế thì nói chuyện lên 4.0 thế nào được"?
- Xã hội 4.0 là nơi con người sống chung với robot thông minh, như vậy con người cũng có thể lập trình robot để lượm rác cho mình nếu muốn sống bữa bãi.
Nhưng nếu cứ như vậy, con người rồi sẽ kém thông minh hơn máy móc.
Hiện tại, trí tuệ nhân tạo đã có khả năng suy nghĩ và trả lời nhiều điều chính xác. Để một người máy thông minh có khả năng dạy con người thì lòng tự trọng của con người ở đâu?
Hãy tưởng tượng cảnh khi con người xả rác bừa bãi, robot sẽ tiến tới và nói anh chị không nên như thế và nhặt rác đi, chúng ta có đau không?
Được biết, ông đang tổ chức cho một nhóm sinh viên đi dọn rác. Qua những hoạt động này, ông muốn gửi gắm điều gì?
- Ngoài việc học, tôi muốn sinh viên có thêm nhận thức, tinh thần để đáp ứng môi trường công nghệ sau này. Sau một thời gian tham gia, tôi thấy rằng các em rất khác và bắt đầu có nhận thức cao hơn nhận thức chung của xã hội. Các em năng động hơn, có tính tổ chức tốt hơn.
Tôi nghĩ đây là những hạt nhân, nhân tố góp phần xây dựng xã hội sau này.
Ngoài việc dạy và thực hành việc làm sạch vệ sinh môi trường, giáo dục cũng cần làm sạch nhiều thứ khác nữa. Theo ông, "dọn rác" thời 4.0 trong giáo dục cần làm những gì?
- Tôi nghĩ, những hành động như dọn rác hay giúp người vô gia cư nhằm nâng cao nhận thức con người và khơi dậy lòng trắc ẩn mà cá nhân nào cũng có.
Tuy nhiên, để hình thành nên một con người thì giáo dục chỉ là một nhân tố bên cạnh nhân tố gia đình và xã hội.
Chúng ta không nên quy trách nhiệm cho riêng một thành phần nào.
Ở môi trường giáo dục sẽ dạy kiến thức chuyên môn hơn là ứng xử, vì vậy gia đình có trách nhiệm rất lớn.
Nhưng ở một xã hội văn minh, cha mẹ thường đi làm nhiều hơn, thời gian dạy con ít đi. Do vậy, sự nỗ lực của phụ huynh phải rất lớn. Chính phủ cũng có phải cơ chế để giúp xây dựng con người văn minh.
"Theo tôi quan sát, hiện nay chúng ta chưa "vẽ" ra được một con người Việt Nam văn minh phải có những hành vi ra sao. Hiểu được văn minh là như thế nào sẽ đưa lại cho mỗi người sự tôn trọng từ người khác, và chính họ sẽ thể hiện lại điều đó. Cá nhân nào không thay đổi, bản thân họ sẽ thấy lạc lõng và khác biệt". |
Xin cảm ơn ông!
Lê Huyền (thực hiện)
Từ 'thảm họa' ở hồ Gươm đêm giao thừa, mơ 'Quảng trường sông Hồng'
Một quảng trường mang tên Quảng trường sông Hồng. Biết đâu, những “thảm họa văn hoá” phát sinh trong không gian nhỏ hẹp sẽ không còn.