Thông tin trên được chia sẻ tại buổi khảo sát của Ban văn hóa xã hội,ĐigiámsátsốtxuấthuyếtlãnhđạoSởYtếcũngbịxuađuổsoi kèo werder bremen Hội đồng nhân dân TP.HCM về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.
Báo cáo với Đoàn giám sát, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP cho biết, hiện nay công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết còn gặp nhiều khó khăn. Một vấn đề nhức nhối, khó giải quyết là các công trình xây dựng.
Theo ông Nguyễn Hữu Hưng, các công trình xây dựng có nguy cơ lớn phát sinh lăng quăng, muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết. Qua kiểm tra, phát hiện nhiều công trình có các hầm hào, mương nước chứa lăng quăng. Thế nhưng, không dễ để tiếp cận các công trình này, vì thường xuyên bị từ chối.
Ông Hưng chia sẻ, nhiều lần, dù đã được lãnh đạo địa phương dẫn đoàn nhưng đoàn kiểm tra của Sở Y tế vẫn bị bảo vệ các công trình không cho vào, thậm chí là xua đuổi.
“Một đoàn kiểm tra có cả lãnh đạo phường, lãnh đạo Sở Y tế, công an, phóng viên báo chí nhưng vẫn bị xua đuổi, từ chối không cho kiểm tra. Điều này cho thấy một số địa phương bất lực và chưa làm mạnh tay với những nơi có thể phát sinh dịch bệnh”, ông Hưng bức xúc.
Ngoài ra, ngành y tế gặp khó khăn do thiếu hụt lớn về nhân sự cả về chuyên môn phòng chống dịch và truyền thông. Bên cạnh đó, Thông tư số 26/2018 của Bộ Tài chính hết hiệu lực nên một số nội dung chi hỗ trợ cho cán bộ trong phòng chống sốt xuất huyết không có cơ sở thực hiện.
Ngay cả các tình nguyện viên tham gia vận động diệt lăng quăng, phun hóa chất diệt muỗi cũng không có chi phí. Đây là lực lượng rất quan trọng trong việc phòng dịch sốt xuất huyết,
Ngoài công trình xây dựng, các dự án treo tại TP.HCM cũng tiềm ẩn mối nguy bùng phát sốt xuất huyết, do có nhiều vật chứa, mương nước, hầm nước…chứa lăng quăng. Huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh, quận Bình Tân… là các địa phương có rất nhiều dự án như thế.
Ông Nguyễn Minh Nhựt, thành viên đoàn giám sát cho rằng, Sở Y tế cần kiến nghị UBND TP chỉ đạo các sở, ngành liên quan xử lý các điểm nguy cơ này.
Tại buổi giám sát, ông Cao Thanh Bình, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội, Hội đồng nhân dân TP.HCM cho rằng, cần có giải pháp hiệu quả hơn nữa. Giám sát ở các địa phương cho thấy tỷ lệ kiểm soát điểm nguy cơ rất thấp, có nơi chỉ đạt 10 - 20%, cao nhất cũng chỉ 80%.
Do đó, cần sự phối hợp đồng bộ với các lực lượng trong hệ thống chính trị địa phương, đặc biệt là huy động sự tham gia của người dân.
Hiện tại, TP.HCM đã ghi nhận 16 ca tử vong vì sốt xuất huyết trong hơn 32.000 ca mắc. Bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó giám đốc HCDC cho biết, gánh nặng sốt xuất huyết đang đè lên vai ngành y tế TP.HCM. Dịch năm nay đến sớm hơn 10 tuần so với mọi năm tỷ lệ nặng và tử vong đều tăng cao.
Các chuyên gia dịch tễ khẳng định, việc phòng chống, kiểm soát dịch sốt xuất huyết không thể do ngành y tế đơn độc thực hiện. Người dân, các địa phương đóng vai trò rất quan trọng không để các ổ lăng quăng và muỗi vằn sinh sôi. Chỉ khi đó, sốt xuất huyết mới có thể khống chế, tỷ lệ mắc và tử vong mới có thể giảm.