Với thế hệ 6x,ầycôgiỏitrongmắthọcsinhGenZlàngườinhưthếnàbdkq y 7x, 8x, các thầy cô giảng viên đại học thường khá xa cách, cao siêu. Tuy nhiên, với thế hệ GenZ, điều này đã đến lúc cần thay đổi và đang dần thay đổi. Các em đều cho rằng, trong bối cảnh cách mạng 4.0, thời đại của số hóa, liên tục ứng dụng công nghệ, cập nhật kiến thức, đổi mới phương pháp truyền đạt chính là "từ khóa" để phác họa chân dung giảng viên giỏi của thời hiện đại. Nhìn nhận ở một góc độ của nhà giáo tương lai, sinh viên Nguyễn Minh Thu (Thủ khoa Khoa Sư phạm Âm nhạc, Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương) chia sẻ: “Tôi may mắn được theo học những người thầy giỏi, vừa có tâm, vừa có tầm. Thầy cô luôn gần gũi, quan tâm đến sinh viên”. Với tôi, một người thầy giỏi là người vừa truyền đạt kiến thức vừa là người bạn với sinh viên, luôn sẵn sàng chia sẻ. Đó cũng là hình ảnh người giáo viên, giảng viên mà tôi luôn hướng tới. Vì lẽ đó, tôi rất chú trọng bộ môn Tâm lý học để có thể hiểu rõ và biết cách nắm bắt tâm lý học sinh sinh viên, đối với từng độ tuổi, sẽ có cách tiếp cận và giảng dạy phù hợp. Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, thầy cô ngoài “update” bản thân, cập nhật phương pháp, kiến thức giảng dạy mới thì cũng cần cập nhật thông tin (“hot trend”, những từ ngữ giới trẻ, những bài hát mới đang nổi...) để có thể gần gũi học sinh hơn, đồng thời lồng ghép vào bài giảng để học sinh tăng thêm phần thích thú, hào hứng trong học tập. “Cuối cùng, theo tôi, một người thầy giỏi, nhất định cần phải có một trái tim yêu nghề, luôn luôn tâm niệm, nghề giáo là một nghề cao quý để làm 'kim chỉ nam'. Như thế, người thầy sẽ luôn nồng nhiệt, tận tình, dốc lòng với nghề nghiệp, với học trò...”. “Đặc biệt, giảng viên trong môi trường đào tạo nghệ thuật không chỉ là người thầy mà còn là một người nghệ sĩ. Có lẽ bởi vậy, thầy cô rất cần sự trẻ trung, vui tươi và truyền thật nhiều cảm hứng cũng như những năng lượng tích cực cho sinh viên. Thông qua âm nhạc, nghệ thuật, thầy cô luôn tạo được sự kết nối đặc biệt, từ đó giúp sinh viên thêm yêu và hiểu hơn về con đường nghệ thuật mà mình đang theo đuổi”, Minh Thu tâm sự. Cùng quan điểm với Minh Thu, một giảng viên giỏi nơi giảng đường đại học, theo Nguyễn Kim Khanh (lớp QT28C, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Công đoàn), là: “không chỉ có kiến thức chuyên môn, mà cần ứng dụng công nghệ mới áp dụng vào trong giảng dạy để tăng thêm hiệu suất học tập, có thêm các phương pháp giảng dạy mới cho sinh viên, khơi gợi sự sáng tạo, hoạt động tự học… để khai mở được năng lực của sinh viên”. Để làm được điều này, theo Kim Khanh, thầy cô cần trau dồi thêm rất nhiều kiến thức, các kỹ năng nhận thức tâm lý con người. Quan tâm tới các em, sát sao hơn trong việc học tập của sinh viên mà không gây tâm lý ép buộc, gò bó... “Em nghĩ rằng điều này đòi hỏi thầy cô sẽ phải hết sức phải năng động, tích cực, luôn giữ lối sống, tác phong gương mẫu và cái 'tâm' của nghề giáo làm tấm gương sáng cho chúng em”. Ngoài việc hướng dẫn sinh viên trong học tập, nghiên cứu, Khanh cũng mong đợi thầy cô có thể trở thành bạn đồng hành hay “cầu nối” giúp sinh viên có thêm những cơ hội để giao lưu, học hỏi từ cuộc sống thông qua các hoạt động ngoại khoá, các câu lạc bộ để tăng thêm kỹ năng xã hội. Còn Nguyễn Tuấn Dương (K40 - Báo Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) bày tỏ: “Trong môi trường đào tạo báo chí như hiện nay, song song với việc truyền tải kiến thức cho sinh viên, thầy cô còn là đồng nghiệp đi trước luôn song hành thậm chí cùng tác nghiệp với sinh viên chúng em". Vì vậy, với Dương, thầy cô là người “truyền lửa”, dẫn dắt sinh viên tiếp cận kỹ năng, nghiệp vụ báo chí thực tiễn. Đồng thời, qua đó hình thành cho sinh viên tư duy tự chủ, tự chịu trách nhiệm, sẵn sàng mọi năng lực và không đi ngược đạo đức làm nghề. Tiên Vũ Trong giáo dục có 1 mệnh đề «Muốn có học trò giỏi thì cần có giáo viên giỏi». Nhưng định nghĩa thế nào là một giáo viên giỏi thì mỗi thời sẽ có những chuẩn khác nhau làm thước đo đánh giá. Nếu như với giáo dục truyền thống, người thầy giữ vị trí trung tâm, là chân lý thì theo quan điểm giáo dục hiện đại, người thầy đóng vai trò là một mentor – người định hướng, người truyền cảm hứng. Trong thời đại 4.0, khi tất cả kiến thức đều dễ dàng tìm thấy, tiếp cận chỉ qua đôi ba dòng lệnh, thì vai trò của người thầy cũng có những thay đổi rất đáng kể. Việc đánh giá, nhìn nhận thế nào là một giáo viên giỏi cũng do đó mà thay đổi theo. Để cùng trao đổi, thảo luận và nhìn nhận lại việc đánh giá một nhà giáo trong xã hội hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh 4.0 có thay đổi gì so với thời đại trước, Ban Giáo dục báo điện tử VietNamNet mở diễn đàn: "Thế nào là một giáo viên giỏi?". Ban đọc quan tâm xin gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected]. Xin cảm ơn!