Mỗi ngày,ữngbónghồngthéptrênxebuýtởThủđôtỷ lệ kèo là gì những người phụ nữ làm nghề phụ xe buýt mải miết trên các tuyến đường của Thủ đô. Họ cũng phải chịu những áp lực, nhọc nhằn không kém các đồng nghiệp nam.
Gợi ý cách chọn hoa ý nghĩa cho ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
Tư vấn cách chọn quà 20/10 ý nghĩa
MC điển trai người Nga bất ngờ về nước, không hẹn ngày quay lại VTV
Có mặt tại trụ sở của xí nghiệp xe buýt Thăng Long (thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội) từ sáng sớm, chúng tôi có một ngày trải nghiệm công việc đầy nhọc nhằn của các nữ phụ xe buýt.
Làm ca từ 5 giờ sáng đến 2 giờ chiều trên tuyến xe số 106 (xuất phát từ TTTM Aeonmall Long Biên (Long Biên) đến KĐT Mỗ Lao (Hà Đông)), chị Lê Thị Ngọc Ánh (SN 1986, xí nghiệp buýt Thăng Long) thường dậy từ lúc 3 giờ sáng, chuẩn bị đồng phục, đồ dùng cho một ngày mới.
Cứ đều đặn khoảng 4 giờ sáng, chị ra khỏi nhà (quận Long Biên) đến xí nghiệp nhận "lệnh". Sau đó, chị và tài xế di chuyển sang TTTM Aeonmall (Long Biên, Hà Nội) chờ khởi hành. 5 giờ sáng, chiếc xe lăn bánh, bắt đầu đón khách.
Sau mỗi điểm dừng, chị Ánh kiểm tra seri vé điền vào "lệnh" (bản thống kê số vé đã bán được trong ca).
Chị Ánh chia sẻ khi xe vắng, việc quản lý số lượng hành khách lên xuống "dễ thở" hơn.
Tuy nhiên vào giờ cao điểm, người từ dưới đường ùa lên như "ong vỡ tổ", người đứng người ngồi chật kín ở khoang xe, đòi hỏi người phụ xe phải nhanh mắt, nhanh tay. Họ phải di chuyển liên tục để thu tiền vé và đảm bảo an toàn cho hành khách suốt hành trình.
Tập vé xe buýt của nữ phụ xe sinh năm 1986.
"Ngày mới vào nghề, tôi phải mất 3 tháng làm quen. Suốt thời gian đó, hễ đặt chân lên xe là tôi có cảm giác buồn nôn, chuếnh choáng. Khi về nhà nằm ngủ vẫn còn cảm giác chao đảo", chị Ánh bộc bạch.
Ngoài việc quan sát, kiểm đếm lượt người lên, xuống xe, chị Ánh còn có nhiệm vụ phát hiện trường hợp khách gặp sự cố. Trong ảnh là một cậu bé đi cùng mẹ. Thấy cháu đang sốt, khuôn mặt tái xanh, nữ phụ xe đề nghị mọi người nhường ghế đồng thời kiểm tra tình trạng vị khách nhí, đề phòng tình huống xấu nhất.
Hầu hết thời gian trên xe buýt, chị Ánh phải đứng.
Hỗ trợ hành khách có con nhỏ xuống xe.
Công việc vất vả, luôn chân luôn tay nhưng nụ cười luôn nở trên môi người phụ nữ này. "Đi làm gặp phải không ít tình huống bức xúc nhưng bên cạnh đó cũng có cơ hội tiếp xúc với những vị khách dễ mến, vui tính. Điều đó là động lực để tôi và các đồng nghiệp gắn bó với công việc này", chị Ánh nói.
Theo chị Ánh, những đồng nghiệp nam khi làm phụ xe buýt đã rất vất vả, với phụ nữ còn khó khăn gấp bội phần. Bởi công việc này áp lực cao, nhiều trở ngại, đòi hỏi về sức khỏe. Đặc biệt, vào những ngày "đèn đỏ", các nữ phụ xe không có chỗ để vệ sinh cá nhân. Nhiều lúc buồn vệ sinh, chị chấp nhận nhịn.
Chị Ánh vất vả làm việc trong không gian chật hẹp, đông người.
Phút thảnh thơi hiếm hoi của chị Ánh khi xe vắng khách. Chị tâm sự, để kiếm thêm thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho gia đình, ngoài giờ đi làm, chị thường nhận may rèm cửa và sửa chữa quần áo.
Hôm nào làm ca chiều, chị Ánh cùng tài xế tranh thủ ăn cơm tại quán gần xí nghiệp buýt Thăng Long. Nếu làm ca sáng, chị tranh thủ ăn sáng ở nhà còn bữa trưa có khi đến 3 - 4 giờ chiều mới ăn. Nữ phụ xe buýt chia sẻ: "Mỗi chuyến chỉ được nghỉ 10 phút, cộng thêm '"định mức" 3 phút về bến sớm và 3 phút rời bến muộn, như vậy chúng tôi có 16 phút để ăn trưa. Khoảng cách giữa mỗi lượt xe chạy là 20 phút, mỗi lượt kéo dài khoảng hơn 1 giờ. Tuy nhiên những ngày đông khách, tắc đường hoặc ngập lụt, lộ trình có thể kéo dài đến gần 2 giờ đồng hồ. Khi đó, chúng tôi không còn thời gian nghỉ, đành để hết ca mới đi ăn cơm. Làm nghề xe buýt, bị đau dạ dày là chuyện bình thường".
Bữa cơm của hai nhân viên xe buýt.
Tài xế Vũ Văn Hậu (SN 1980) nói: "Nghề của chúng tôi là làm dâu trăm họ. Lên xe, tài xế thường tập trung tinh thần điểu khiển phương tiện được an toàn. Tất cả những vấn đề xung đột, va chạm trên xe suốt hành trình, các phụ xe đều đứng ra giải quyết. Tôi từng chứng kiến nhiều khách nam thấy phụ xe là nữ có ý gây sự, không tuân thủ theo hướng dẫn của nhà xe. Lúc đó, các chị em đều giữ thái độ mềm mỏng nhưng cương quyết để xử lý".
Trong khi đó, chị Lê Thị Minh Vũ (SN 1977), đồng nghiệp của chị Ánh, bộc bạch: "Người ta vẫn cho rằng, phụ nữ làm công việc nào cũng được ưu ái hơn nhưng đã làm nghề phụ xe, chúng tôi cũng phải chịu những áp lưc, nhọc nhằn không kém đồng nghiệp nam".
Chị Vũ mới làm phụ xe gần 1 năm nhưng đã có rất nhiều trải nghiệm.
Bản thân là phụ nữ có gia đình, chị cũng thấu hiểu được sự vất vả của các bà mẹ có con nhỏ khi đi xe. Bởi vậy dù xe vắng hay đông khách, nếu ai bế con theo chị thường quan tâm, chú ý hơn.
Chỉ đi một chặng đường ngắn nhưng em bé tỏ ra khá quý mến nữ phụ xe sinh năm 1977.
Việc khách đi nhầm tuyến hoặc ngủ quên trên xe diễn ra như cơm bữa. Những lúc đó, chị Vũ hướng dẫn khách xuống bắt xe khác tại những tuyến gần nhất.
Trước khi bàn giao xe cho ca sau, chị chốt lại số lượng vé đã bán và vé tồn.
Vất vả, thu nhập thấp nhưng hai nữ phụ xe vẫn yêu công việc, nếu không họ khó có thể trụ lại lâu dài. Chị Vũ bộc bạch: "Vào dịp lễ, Tết chúng tôi vẫn làm việc bình thường. Ngày 20/10, nhìn những người phụ nữ khác đi chơi cùng chồng con, tôi cũng chạnh lòng nhưng công việc của mình như vậy, biết làm sao được ...".
Người Việt sang Úc hành nghề mát-xa đấm bóp, kiếm 300 đô mỗi ngày
Sang Australia, anh Cương cố gắng học thêm nghề bấm huyệt. Lấy được bằng nghề, hàng tuần anh mở cửa hàng ở chợ phiên để có thêm thu nhập và để quảng bá cho nhiều người biết.