Thị trường còn khó khăn kéo dài
Chia sẻ tại Diễn đàn phát triển bền vững thị trường bất động sản (BĐS) do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 22/9,ônggiảiquyếtđượcphânkhúcnhàgiárẻthìbấtđộngsảncònkhókhăkết quả fc tokyo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam cho hay, thị trường BĐS có nhiều vướng mắc, nhất là về mặt pháp lý, chiếm tới 70%.
Ông chỉ ra vướng mắc đầu tiên là sự chồng chéo của luật pháp. Riêng BĐS có khoảng 12 luật tác động trực tiếp; còn dính dáng đến thì có đến 20 luật như: Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Phòng cháy chữa cháy…
"Làm thế nào tháo gỡ được “bệnh” chồng chéo luật pháp? Hiện cơ chế, các bộ ngành soạn thảo luật của ngành mình nhưng sự thống nhất chưa có. Cùng với đó, việc tiếp thu các ý kiến đóng góp trong quá trình xây dựng luật vẫn còn hạn chế", ông Hiệp nói.
Theo ông Hiệp, thị trường BĐS đang tồn tại 4 vướng mắc lớn. Đó là, vấn đề giải phóng mặt bằng; quy hoạch; định giá đất; chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Việc tháo gỡ khó khăn cần tập trung vào các vấn đề này.
Bên cạnh đó, vấn đề về thủ tục hành chính cũng là một trong những vướng mắc, gây khó cho doanh nghiệp.
Ông Hiệp cho hay, qua tìm hiểu doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, họ đánh giá BĐS Việt Nam rất tiềm năng nhưng lại ngại các thủ tục.
“Tôi mừng khi Bộ Xây dựng đang chuẩn bị ban hành quy trình các bước thủ tục pháp lý của dự án BĐS”, ông Hiệp cho hay.
TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính – Tiền tệ quốc gia nhìn nhận, BĐS là sản phẩm thiết yếu dài hạn. Do đó, khi mất cân bằng cung - cầu sẽ xảy ra khủng hoảng.
Nếu lần trước khủng hoảng dư cung, lần này là thiếu cung. Do thiếu cung hay cầu đều dẫn đến mất niềm tin. Khi ấy, ngân hàng không dám cho vay, chính quyền không dám cấp thêm dự án. Doanh nghiệp không dám làm thêm dự án… thị trường rơi vào tình trạng “đóng băng”.
“Chúng tôi theo dõi mấy tháng gần đây để xem niềm tin thị trường có trở lại không bằng việc theo dõi một số tập đoàn BĐS lớn phát hành trái phiếu. Gần đây, một tập đoàn BĐS lớn nhất không nợ một đồng trái phiếu nào. Thanh toán trái phiếu của tập đoàn rất tốt, lãi suất phát hành là 15%, cao nhất thị trường. Sau khoảng 3 tháng theo dõi… các con số cho thấy thị trường chỉ đang “nhom nhen” phục hồi khoảng 30% so với kỳ vọng”, ông Nghĩa cho hay.
Vị chuyên gia cho rằng, thị trường BĐS khó khăn còn kéo dài đến khoảng quý II, quý III sang năm.
Giải pháp gỡ khó
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, thời gian qua Chính phủ đã vào cuộc quyết liệt tháo gỡ cho thị trường BĐS, tuy nhiên kết quả chưa cao.
“Chúng ta không giải quyết nổi phân khúc nhà giá rẻ, tập trung toàn lực cho nó thì chưa phải giải quyết đúng “tâm bão”. Tức là không đẩy nhanh được nguồn cung nhà giá rẻ lên thì chưa giải quyết được vấn đề.
Làm thế nào để các doanh nghiệp đi vào làm nhà ở giá rẻ vẫn được “tự do”? Chúng ta khống chế lợi nhuận, phải bán đúng đối tượng… trong khi cấp đất khó, thủ tục rắc rối, làm cho các nhà phát triển nhà giá rẻ nản lòng. Làm nhà rẻ hay nhà ở cao cấp, ai vào làm thì lợi nhuận cũng phải là như nhau”, ông Nghĩa nói.
Ở góc độ cơ quan quản lý, ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho hay, thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều hành động rất quyết liệt để tháo gỡ những khó khăn cho lĩnh vực BĐS.
Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững...
Thủ tướng cũng đã thành lập Tổ công tác để gỡ khó, ban hành nhiều công điện chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện giải pháp trong ngắn hạn cũng như lâu dài để tháo gỡ, thúc đẩy thị trường BĐS.
“Sau khi Nghị quyết số 33 đi vào thực tế, cơ bản đã có những kết quả ban đầu, nhiều khó khăn liên quan đến pháp luật, thể chế đã được tháo gỡ. Việc triển khai Nghị quyết 33 đã “cởi” bỏ được tâm lý e ngại, mất niềm tin của thị trường”, ông Hải nói.
Tuy nhiên, vị Cục trưởng cho rằng, trong thời gian tới, các bộ, ban ngành và địa phương vẫn cần tập trung rà soát, tháo gỡ vướng mắc về thủ tục để hoàn thiện khâu chuẩn bị đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội… nhằm tăng nguồn cung về nhà ở.
Cùng với đó, tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân…
Chuyển đổi số trong bất động sản càng sớm càng tốt, giúp thị trường minh bạchTheo lãnh đạo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, công nghệ số nếu được áp dụng sớm cho bất động sản, triển khai nhanh sẽ giúp ích cho các chủ thể tham gia, kể cả nhà đầu tư, môi giới và khách hàng.