Tỉnh ủy vừa phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức lễ đón Bằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Bình Dương đạt chuẩn mức 1. Thời gian tới,ườngChínhtrịtỉnhBìnhDươngXâydựngtheomôhìnhthôngminhhiệnđạiđangàkết quả giao hữu u21 Trường Chính trị tỉnh Bình Dương sẽ được xây dựng theo mô hình thông minh, hiện đại, đa ngành, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho sự phát triển nhanh chóng của tỉnh, đạt chuẩn mức độ 2 trước năm 2030.
Nhà trường là nền tảng, giảng viên là động lực
Trường Chính trị tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW ngày 19-5-2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trường chính trị chuẩn trong bối cảnh có nhiều khó khăn. Trong đó, thách thức lớn nhất của trường là về công tác khoa học và đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên chỉ sau 3 năm, từ một trường không thuộc tốp đầu cả nước, Trường Chính trị tỉnh Bình Dương đã có những bứt phá để được công nhận đạt chuẩn mức 1 với những kết quả rất nổi bật. Trường vinh dự là đơn vị thứ 2 trong khu vực Đông Nam bộ được công nhận trường chính trị đạt chuẩn mức 1 (sau Học viện Cán bộ TP.Hồ Chí Minh) với đủ 55 chỉ tiêu của 6 nhóm tiêu chí, trong đó 13 chỉ tiêu vượt chuẩn.
GS-TS. Nguyễn Xuân Thắng trao Bằng công nhận và tặng biểu trưng Trường Chính trị tỉnh Bình Dương đạt chuẩn mức 1 cho Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh Bình Dương. Ảnh: QUỐC CHIẾN
Phát biểu tại buổi lễ đón Bằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Bình Dương đạt chuẩn mức 1, GS-TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, khẳng định kết quả này là nỗ lực rất lớn của nhà trường; là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương, quyết tâm xây dựng trường trở thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểu mẫu, cơ quan nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn chất lượng cao của tỉnh và khu vực phía Nam. Đồng thời, ông Nguyễn Xuân Thắng đề nghị Trường Chính trị tỉnh nhanh chóng rà soát các tiêu chí chuẩn mức 2, xác định rõ các tiêu chí đã đạt, chưa đạt; tham mưu Tỉnh ủy xây dựng Đề án Trường Chính trị chuẩn mức 2; xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực phù hợp để phấn đấu thực hiện.
Cụ thể, trường cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng theo phương châm “người học là trung tâm, nhà trường là nền tảng, giảng viên là động lực”. Trong công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, cần tập trung tham gia xây dựng, góp ý kiến cho Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Các đề tài, đề án, hội thảo cần tập trung vào các vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra tại địa phương như đô thị thông minh, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, chất lượng nguồn nhân lực; chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc…
Khẳng định vai trò trung tâm
Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Bình Dương, cho biết trường đã xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể để đạt chuẩn mức 2 trước năm 2030. Trường sẽ tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, nhà trường sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, đặc biệt là Học viện Chính trị khu vực II và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh để thực hiện tốt công tác chuyển đổi số, nâng cao chất lượng giảng dạy và điều hành.
Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Thao khẳng định Trường Chính trị tỉnh Bình Dương sẽ được xây dựng theo mô hình thông minh, hiện đại, đa ngành, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho sự phát triển nhanh chóng của tỉnh. Nhà trường cũng sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ mục tiêu xây dựng Bình Dương thành một trung tâm kinh tế hàng đầu của khu vực.
Từ nay đến năm 2030, Trường Chính trị tỉnh Bình Dương tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức đạt chuẩn; lãnh đạo trường có trình độ chuyên môn tiến sĩ, giữ ngạch giảng viên cao cấp hoặc tương đương theo quy định và xây dựng được mô hình điển hình trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Trưởng, phó các phòng, khoa bảo đảm số lượng tiến sĩ, giữ ngạch giảng viên cao cấp hoặc tương đương theo quy định; lãnh đạo, chỉ đạo, đề xuất các đề tài khoa học, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định. Trường bảo đảm có 80% giảng viên trong tổng số cán bộ, viên chức; 100% giảng viên có trình độ chuyên môn từ thạc sĩ trở lên, trong đó mỗi khoa có ít nhất 1 tiến sĩ (không kể lãnh đạo khoa); 80% giảng viên chính trên tổng số giảng viên, trong đó có ít nhất 1 giảng viên cao cấp. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng, trường bảo đảm tỷ lệ lớp trung cấp lý luận chính trị hệ tập trung tại trường so với hệ không tập trung ít nhất là 1/2. Đối với công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, trường thực hiện ít nhất 5 đề tài khoa học cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được nghiệm thu ở mức đạt trở lên; tham mưu tổ chức ít nhất 1 hội thảo cấp bộ trở lên; xuất bản ít nhất 4 kỳ/năm bản tin “Thông tin lý luận và thực tiễn”. Về tiêu chí xây dựng văn hóa trường Đảng, thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trường phấn đấu có tập thể, cá nhân được khen thưởng từ cấp tỉnh trở lên về việc thực hiện văn hóa công sở. Nhà trường, tổ chức Đảng, đoàn thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trở lên; tham gia chất lượng các phong trào thi đua. Để đạt chuẩn mức độ 2, nhà trường phấn đấu có cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hiện đại, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Tổng diện tích sử dụng của trường bảo đảm tối thiểu 30.000m2… |
THU THẢO