Xét nghiệm tầm soát ung thư cho "chắc ăn"
Hằng năm,ấttiềntầmsoátungthưbạncầnlàmđúngcách cách đánh tiến lên chị V.T.H (42 tuổi, trú tại Thanh Trì, Hà Nội) đều dành cho gia đình một gói khám tầm soát ung thư. Chị cho rằng tiền tiêu bao nhiêu cũng hết nhưng sàng lọc ung thư không thừa. Mỗi lần đi kiểm tra, chị đều làm các xét nghiệm chỉ điểm ung thư với hy vọng đây là cách tầm soát ung thưchắc ăn nhất.
Gần đây, chị H. thường xuyên đi đại tiện ra máu, rối loạn tiêu hóa. Cách đó một tháng, chị kiểm tra các xét nghiệm tìm ung thư “đều đẹp” nên chủ quan. Chị ra nhà thuốc mua men tiêu hóa, thuốc viêm đại tràng về uống. Suốt một tháng không đỡ, chị mới tới Bệnh viện K (Hà Nội) kiểm tra.
Các bác sĩ cho làm các xét nghiệm kèm theo cùng với nội soi đại trực tràng. Kết quả, bệnh nhân có u ở trực tràng. Khối u gây rối loạn tiêu hóa, có máu ở phân. Nghe kết quả theo dõi u ác tính trực tràng, chị rất sốc bởi vì là người rất quan tâm tới sức khỏe và thường xuyên sàng lọc ung thư. Cầm cả tập các xét nghiệm tầm soát ung thư trên tay nhưng chị H. không biết rằng đây chỉ là các xét nghiệm bình thường và làm theo quan niệm cho "chắc ăn".
Theo thạc sĩ, bác sĩ Hà Vũ Thành, Khoa Nội soi và Thăm dò chức năng, Bệnh viện K (Hà Nội), hằng tuần, ông đều gặp các trường hợp như chị H. Họ chi cả đống tiền làm xét nghiệm nhưng không phải cách hiệu quả trong sàng lọc ung thư. Thực tế, bệnh ung thư có xu hướng gia tăng, nhu cầu tầm soát ung thư của người dân cũng nhiều lên.
Bác sĩ Thành cho hay việc điều trị bệnh ung thư đã có nhiều tiến bộ nhưng việc phát hiện sớm vẫn là chìa khóa vàng trong chữa bệnh. Nếu phát hiện ở giai đoạn đầu việc điều trị đơn giản, ít tốn kém. Thậm chí, có bệnh ung thư giai đoạn sớm người bệnh chỉ cần phẫu thuật.
Ông nói thêm nhiều người như chị H. thường xuyên đi tầm soát ung thư nhưng chỉ làm các gói xét nghiệm máu tìm các chất chỉ điểm ung thư. Khi thấy mẫu hoàn toàn tốt và họ coi mình không có nguy cơ. Đây là quan niệm sai lầm và gây tốn kém.
Theo chuyên gia này, việc tầm soát ung thư là quá trình sàng lọc và kiểm tra bất cứ dấu hiệu nào của ung thư trong cơ thể. Tầm soát phải phát hiện được các dấu hiệu bất thường và làm các chẩn đoán sâu hơn.
Hiện nay, người ta nghiên cứu thấy có hơn 200 bệnh ung thư nhưng không có phương pháp nào có thể sàng lọc được tất cả các bệnh đó. Chúng ta chỉ sàng lọc được các bệnh ung thư phổ biến, dễ bị mắc.
Sàng lọc ung thư trải qua 3 chu trình
Thứ nhất, tất cả mọi người cần giữ thói quen lắng nghe cơ thể của mình. Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần liên hệ bác sĩ để kiểm tra sớm.
Thứ hai, dựa trên các nguy cơ như tuổi tác, trong gia đình có người mắc ung thư hay không để bác sĩ chỉ định thăm dò cho từng người.
Ví dụ, người có tiền sử hút thuốc lá sẽ được tư vấn sàng lọc ung thư phổi. Người có cha mẹ mắc ung thư tiêu hóa sẽ sàng lọc các bệnh có nguy cơ. Phụ nữ có chị em, mẹ, cô, dì mắc ung thư vú, buồng trứng… cần sàng lọc ưu tiên các bệnh này trước. Các phương pháp sàng lọc từ xét nghiệm, siêu âm, chụp CT, MRI, Xquang… tùy từng trường hợp.
Thứ ba, kiểm tra sức khỏe định kỳ tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có uy tín. Tầm soát ung thư có thể thực hiện kiểm tra tổng hợp như xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, siêu âm tuyến giáp, xquang vú. Nếu giai đoạn 1 có bất thường, bạn chuyển sang giai đoạn 2 như chụp nhũ ảnh vú, xét nghiệm sâu chỉ số ung thư tiền liệt tuyến, ung thư gan… Giai đoạn 3 của sàng lọc ung thư là sinh thiết giải phẫu bệnh như khối u vùng tiêu hóa, tử cung, buồng trứng, tiền liệt tuyến. Biện pháp này đắt và chỉ định cho những người nghi ngờ theo dõi ung thư.
Để phòng ung thư, bác sĩ Thành cho biết người dân nên ăn uống khoa học. Tăng cường các loại thực phẩm lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên hơn. Nếu có bất thường, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ hỗ trợ.