Nhiều chất mới được phát hiện trong thuốc lá điện tử
Tại Hội thảo Cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến mua bán và sử dụng thuốc lá mới,ônmêsâusuytimnặngvìngộđộcthuốcláđiệntử keonhacai.den do Bộ Y tế tổ chức ngày 27/4, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết cơ sở y tế này đang cấp cứu cho một bệnh nhân nữ 22 tuổi, hôn mê sâu, suy tim rất nặng do ngộ độc thuốc lá điện tử. Nữ bệnh nhân vẫn đang phải hồi sức tích cực.
Trường hợp khác là nữ sinh 20 tuổi, vào viện trong tình trạng tổn thương não nặng. Bác sĩ Nguyên cho biết não của bệnh nhân tổn thương lan tỏa, nặng hơn cả các trường hợp đột quỵ thông thường. Các bệnh nhân đều sử dụng thuốc lá điện tử. Nếu thuốc lá truyền thống gây bệnh mạn tính lâu dài thì thuốc lá điện tử gây ngộ độc cấp tính, có thể tử vong.
Nói tới tác hại thuốc lá thế hệ mới, bác sĩ Nguyên nhấn mạnh: "Thuốc lá điện tử có hàng trăm chất khác nhau, có nhiều loại ma túy thế hệ mới được trộn vào và thay đổi liên tục. Các labo xét nghiệm hiện đại cũng không đủ năng lực xét nghiệm hết các chất này. Các labo chạy đua để tìm ra được các chất đó nhưng vài tháng sau lại chất khác. Nhiều mẫu thuốc lá điện tử bệnh nhân mang tới làm xét nghiệm ra nhiều chất mới, xa lạ ngay với cả bác sĩ".
Những chất độc hại có trong thuốc lá điện tử được bác sĩ Nguyên chỉ ra như:
Nicotin: nồng độ rất cao có thể dạng tinh thể hoặc muối. Nicotin gây nghiện nên lôi kéo ngày càng nhiều người hút, làm phá sản nỗ lực phòng chống tác hại thuốc lá hiện nay.
Các hóa chất: bao gồm hóa chất nguyên bản và chất tạo ra do hơi nóng. Theo bác sĩ Nguyên, các loại hóa chất này đều là nhân tạo tổng hợp, không phải tinh dầu có nguồn gốc thiên nhiên.
Tác hại sức khỏe
Người dùng hút thuốc lá điện tử sẽ phơi nhiễm hóa chất lâu dài dẫn tới nhiều hệ lụy cho sức khỏe:
Tổn thương phổi cấp tính: Đây là bệnh phổi cấp tính gây tử vong. Tại Mỹ, người ta ghi nhận khoảng 60 người tử vong do tổn thương phổi cấp liên quan tới thuốc lá điện tử.
Đối với tim mạch: Các hóa chất này làm cho tế bào lòng mạch máu chết sớm, tiếp xúc kéo dài gây cứng thành mạch, rối loạn chức năng về mạch, giảm lưu lượng máu. Những chất này trực tiếp thay đổi cấu trúc về chức năng tim gây suy tim, bệnh cơ tim, tăng huyết áp, loạn nhịp tim.
Đối với hệ hô hấp:Thuốc lá điện tử tăng tính kích ứng, gây khó chịu đường hô hấp, tăng sức cản đường thở, tăng nguy cơ gây gen, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, tăng khả năng nhiễm trùng hô hấp, tăng ung thư đường hô hấp. Nguy cơ này xảy ra với cả người hút thụ động thuốc lá điện tử.
Hệ thần kinh:Tổn thương não do ngộ độc thuốc lá điện tử thường nặng hơn, tổn thương lan tỏa, ảnh hưởng cả hai bên não, nặng hơn đột quỵ rất nhiều lần.
Nguyên nhân là trong thuốc lá điện tử có các chất ma túy mới gây co mạch liên tục khiến người bệnh tổn thương não rất nặng. Ngoài ra, thuốc lá điện tử còn giảm khả năng đề kháng của cơ thể, ảnh hưởng tới hàng trăm gene khác nhau, làm suy giảm hệ miễn dịch.
Theo bác sĩ Nguyên, để giảm tác hại của thuốc lá điện tử trong tương lai gần các cơ quan chức năng cần cấm hẳn sản phẩm này.
Chia sẻ tại hội thảo, Giáo sư Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết từ năm 2015 các sản phẩm này du nhập vào nước ta và thu hút giới trẻ. Các hoạt động mua bán các sản phẩm này diễn ra dưới nhiều hình thức chủ yếu qua đường nhập lậu, xách tay, bán không chính thức trên các trang mạng xã hội.
Theo nghiên cứu hành vi nguy cơ của học sinh THCS và THPT do Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế năm 2020 cho thấy số lượng học sinh sử dụng thuốc lá điện tử từ lớp 8-12 lên tới 8,35%, học sinh lớp 10-12 lên tới 12,6 %.
Riêng phụ nữ và trẻ em gái nghiên cứu này cũng cho thấy có tới 8% phụ nữ và trẻ em gái hút thuốc lá điện tử, tỷ lệ hút thuốc lá điếu ở nữ chỉ 1,2%. Hút thuốc lá điện tử gây ra hệ lụy về sức khỏe sinh sản, chất lượng giống nòi.
Ngày càng có nhiều bằng chứng thuốc lá mới gây nguy hại cho cộng đồng hơn cả thuốc lá thông thường. Cũng theo ông Thuấn, do đặc tính sản phẩm thuốc lá mới khác biệt so với thuốc lá truyền thống nên không thể áp dụng Luật Phòng chống tác hại thuốc lá năm 2012, đặc biệt ở thế hệ trẻ nhóm người dễ tổn thương.
Thời gian qua, Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan tổ chức nghiên cứu đánh giá tình hình thực trạng mua bán thuốc lá mới để có thể đưa ra kiến nghị chính sách về thuốc lá thế hệ mới cho Việt Nam.
Cần nghiên cứu tác động của thuốc lá thế hệ mới trước khi thí điểmBác sĩ Nguyễn Hải Công, Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM), nhận định bất kỳ sản phẩm nào có tác động đến sức khỏe, dù là thuốc lá làm nóng hay thuốc lá điện tử đều cần được nghiên cứu nghiêm túc và toàn diện trước khi cho lưu thông.