发布时间:2025-01-11 02:10:49 来源:PhongThuyBet 作者:Nhận Định Bóng Đá
>> TOÀN CẢNH LŨ LỤT Ở MIỀN TRUNG
"20/10 năm nay cô giáo lớp con ngỏ ý không nhận hoa,ảnướcsátcánhcùngmiềnTrungruộtthịbảng xếp hạng bóng đá new zealand mà đề nghị phụ huynh chuyển thành quà gửi bà con vùng lũ. Yêu cô!!" - một phụ huynh Hà Nội chia sẻ sáng Thứ Hai.
Anh Võ Quang Nông (xã Sơn Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình) gỡ mái nhà, chờ thuyền cứu hộ tới chuyển bố mình đến bệnh viện cấp cứu. Phải gần 30 phút anh mới tìm cách đưa được bố ra khỏi mái nhà. Ảnh: Trương Thanh Tùng |
"Trưa nay chị vừa đi rút lương hưu cho mẹ. Về nhà đưa tiền thì bà cầm rồi chọn 2 tờ lành lặn nhất đưa cho chị bảo: Con cho má gửi 2 tờ này ủng hộ góp cứu trợ đồng bào lũ lut Quảng Bình nhé. Thế thì em nhận tấm lòng của bà cụ hưu trí 93 tuổi nhé. Của ít, lòng nhiều gọi là tình cản sẻ chia của người già. Xem trên tivi quay cảnh lũ lụt trôi người, trôi nhà cửa bà cứ lẩm bẩm thương quá..." -chiều 19/10, một phụ nữ Sài Gòn "còm" vào "tút" kêu gọi quyên góp đồng bào của một nhà báo.
Sáng rồi chiều, những dòng chia sẻ ấm lòng như vậy ngày càng dày lên trên mạng xã hội, nơi cả nước đang hoà chung nỗi niềm chia sẻ với đồng bào miền Trung ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế - nơi những ngày qua và hiện tại đang hứng chịu hậu quả đau thương của bão lũ.
Buốt lòng cảnh người thân chờ đón thi thể 22 cán bộ chiến sỹ hy sinh khi đi cứu nạn ở huyện Hướng Hoá (Quảng Trị). |
Những cơn bão dữ liên tiếp ập đến, mưa lớn, lũ dâng ồ ạt, sạt lở đất… khiến người dân Trung Bộ không những phải chịu thiệt hại về kinh tế mà ngay cả sự an nguy của chính họ cũng bị đe dọa.
Tính đến tối 18/10, mưa lũ đã làm trên 122 người chết và mất tích, nhiều người vẫn còn bị mất liên lạc; gần 600 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi bị sạt lở, vùi lấp.
Một người dân ở xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, ngồi trên mái nhà chờ ứng cứu. Ảnh chụp lúc 10h ngày 19/10. Ảnh: Trương Thanh Tùng |
Nước dâng cao khắp nơi, căn nhà kiên cố cũng không đủ sức che chở cho con người. Nhiều hộ dân phải sống trong cảnh mất điện, mất nước, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn trầm trọng. Ngay cả những người làm công tác cứu hộ, cứu nạn cũng gặp nhiều khó khăn vì không đủ cơ sở vật chất đáp ứng kịp thời.
Hơn bao giờ hết, tinh thần “lá lành đùm lá rách” trỗi dậy và lan toả mạnh mẽ. Khắp nơi, mọi người cùng đứng ra kêu gọi, chung tay hỗ trợ cho miền Trung ruột thịt.
Hôm nay, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ban, ngành như Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn... tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào khu vực Trung Bộ đang gặp nhiều thiệt hại do đợt mưa lũ lịch sử gây ra…
Tại nhiều trường học, các em học sinh chủ động thành lập quỹ, đóng góp tiền bạc, vật chất.
Những hội nhóm phụ huynh rủ nhau gây quỹ bằng cách bán hàng, dùng số tiền bán được quyên góp ủng hộ đồng bào.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai. |
Trường đại học, nơi thì quyên tiền gửi đến Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để gửi tới nhân dân và thăm hỏi các gia đình cán bộ, chiến sỹ đã anh dũng hy sinh, nơi thì nhanh chóng hỗ trợ 10 triệu đồng cho mỗi sinh viên về quê vùng lũ.
Dù gặp khó khăn khi vừa phải đối mặt với dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp ngay lập tức ủng hộ nhu yếu phẩm, tiền mặt,v.v.. để giúp bà con vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
Những mái nhà ở Quảng Bình bị nhấn chìm trong nước. Ảnh: Trương Thanh Tùng |
Ngày 17/10, Tập đoàn Geleximco đã trao tặng 20 tỷ đồng ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước, thông qua chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức. Đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã trực tiếp vào miền Trung hỗ trợ, thăm hỏi đồng bào lũ lụt, đồng thời chuyển kinh phí ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung 4 tỷ đồng cho 4 địa phương ảnh hưởng nặng do lũ lụt gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam.
Sau khi báo VietNamNetđưa tin anh Phạm Văn Hướng hy sinh khi tham gia cứu hộ Rào Trăng 3 (Thừa Thiên - Huế), để lại 2 đứa con và mẹ già ốm đau, Công ty FE Credit đã trao tặng 300 triệu đồng chia sẻ nỗi mất mát với gia đình.
Các hãng hàng không đồng loạt nhận chuyển hàng cứu trợ ra miền Trung miễn phí, nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị, tổ chức từ thiện vận chuyển hàng cứu trợ đến với đồng bào miền Trung bị lũ lụt nhanh hơn.
Miền Trung đang rất cần được hỗ trợ |
Ca sĩ Thủy Tiên chỉ trong vài ngày ngắn ngủi kêu gọi được hơn 60 tỷ đồng, trực tiếp đến tận các địa phương, trao quà từng nhà, lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, động viên mọi người kiên cường trước mưa bão kéo dài.
Bên cạnh đó, những cá nhân nhỏ trong cộng đồng cũng tích cực đứng ra kêu gọi ủng hộ. Nguyễn Văn Sang, một thầy giáo dạy bơi quê Quảng Trị viết những lời khẩn thiết: "Chưa bao giờ em đưa tay xin ai một đồng nào cả. Nhưng hôm nay đây em muốn đưa tay ra để tha thiết mong mọi người gửi một chút niềm tin và hy vọng để em có thể hỗ trợ đến tận tay cho những người bị nạn và khó khăn ở quê nhà!".
Chị Bích Ngọc, Hồng Hiếu, những người con quê ở Quảng Bình cho hay người dân trong vùng lũ rất cần thuyền và áo phao. "Mỗi cái áo phao cứu được một mạng người", chị và bạn bè đã kêu gọi ủng hộ tiền, đồng thời nhanh chóng huy động mua gấp áo phao gửi về nơi bão lũ. "Các anh chị em nào đang có kế hoạch đi cứu trợ miền Trung thì lưu ý ngay và thêm áo phao, các mặt hàng tế nhị như đồ lót dùng một lần, băng vệ sinh, khăn, áo khoác nhẹ...".
Anh Lê Đăng Ninh, chủ một cơ sở giáo dục ở Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm rằng bên cạnh việc mang gạo, mì tôm, quần áo cũ...thì người dân còn cần những thứ khác, nhất là sau khi nước bắt đầu rút. Sách vở và tiền mặt lúc này là những thứ quan trọng.
Chị Trần Thị Bích Liễu, một người con Quảng Bình theo sát từng diễn biến thời tiết từ cả tuần nay, đã liên tục cập nhật danh sách các đầu mối số điện thoại nhận và hướng dẫn cứu trợ ở địa phương, viết lời chia sẻ:"Hiện tại, hàng cứu trợ mì tôm, gạo có nhiều nhưng thực phẩm khô như thịt hộp, cá hộp, nước ngọt là ít. Thiếu cả thuốc, dầu gió...vì trời lụt, nhiều người cảm lạnh. Nhà cửa hư hỏng, quần áo mất hết, sách vở học sinh không còn...Mọi người hỗ trợ nên tập trung vào nhu cầu của học sinh, trường học và hỗ trợ mua sắm đồ dùng sau lũ lụt....Ai đi miền Trung mấy ngày tới xin mua sạc pin và sạc đầy pin để cứu trợ vì hiện giờ hết pin không liên lạc được thì không biết thế nào".
Nhiều cá nhân, tổ chức khác cũng không đứng ngoài cuộc và lựa chọn sự ủng hộ theo cách của mình, hướng tới những mô hình hỗ trợ bền vững như nhà chống lũ.v.v...
Cùng với đó, mọi người cũng chia sẻ với nhau tinh thần trách nhiệm trong công tác từ thiện, cứu trợ để tránh tình trạng tiêu cực như ăn chặn, ủng hộ không đến đúng địa chỉ...mà các đoàn từ thiện từng gặp phải.
Số tiền quyên góp, số người ủng hộ ngày một tăng lên; cách thức càng phong phú bởi miền Trung vẫn còn chìm trong biển nước.
Hơn lúc nào hết, mọi hành động của chúng ta, dù là bao nhiêu cũng đều mang ý nghĩa to lớn, cần thiết, giúp người dân miền Trung kịp thời chống chọi, khắc phục hậu quả thiên tai.
Ban Bạn đọc
Báo VietNamNet đứng ra làm cầu nối nhận ủng hộ của bạn đọc, trực tiếp trao tặng đến những hộ dân bị thiệt hại do lũ, khắc phục khó khăn. |
Sau nhiều ngày mưa lớn kéo dài, lũ ở nhiều con sông đã vượt lũ lịch sử, diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Người dân ở nhiều địa phương chỉ còn biết kêu cứu trong sự bất lực.
相关文章
随便看看