Ngày 30/11,ĐàNẵngthiếuhụtnhânlựccôngnghệthôngtinmỗinămcầngầnvịtrítỷ số trận bo dao nha Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng tổ chức tọa đàm “phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) tại thành phố Đà Nẵng”. Thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT Phát biểu tại tọa đàm, ông Vy Văn Việt, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng cho hay, tại Đà Nẵng, lĩnh vực dự kiến có nhu cầu nhân lực cao như AI, Big Data, IoT, Blockchain chưa được đào tạo nhiều và chưa có môi trường phát triển. Thiếu nhân lực cấp độ quản lý, đặc biệt là cấp quản lý cấp Trung và cấp cao. Thiếu nhân lực có khả năng làm việc quốc tế… Theo ông Việt, hiện nay các doanh nghiệp phải chuyển đến các địa phương như Thừa Thiên - Huế, Hà Nội, TP.HCM... để tìm kiếm thêm nguồn nhân lực. Từ những vấn đề này, ông Việt đề xuất thành phố cần tiếp tục có chính sách để các trường mở rộng quy mô đào tạo, thu hút sinh viên theo học ngành CNTT đến Đà Nẵng học tập và làm việc. Đồng quan điểm, ông Lee Jong Wook – Giám đốc Trung tâm phát triển giải pháp về linh kiện xe hơi Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam tại Đà Nẵng cho rằng, thành phố đang thiếu nhân lực có kinh nghiệm và kỹ năng thực hành đầy đủ. Với quy mô phát triển hiện tại có thể chấp nhận được, nhưng khi quy mô tăng lên, đây là vấn đề rất quan trọng. Ông Wook đề xuất, cần tạo mô hình sinh thái hợp tác với bên liên quan bao gồm chính quyền, nhà trường và doanh nghiệp. Chính quyền Đà Nẵng cần có chính sách để thu hút nhân tài, vì chỉ riêng đầu tư cơ sở hạ tầng thì không đủ sức hấp dẫn nhân lực chất lượng… Mỗi năm Đà Nẵng cần khoảng 8.000 nhân lực CNTT Theo ông Trần Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng, đến cuối năm 2021 trên địa bàn ước tính có khoảng 44.000 nhân lực CNTT, trong đó phần lớn tập trung trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số. Theo tính toán, nhu cầu thực tế nhân lực CNTT tại Đà Nẵng cần khoảng 77.000 người. Trong giai đoạn 2022 - 2025 cần bổ sung tối thiểu 7.500 nhân lực/năm; giai đoạn 2026 - 2030, con số này là 8.000 nhân lực/năm. Ông Thạch cho hay, thời gian tới thành phố sẽ xây dựng cơ chế riêng thu hút nhân lực chuyển đổi số; có chính sách ưu đãi đối với các chuyên gia, nhà khoa học. Triển khai nhân rộng mô hình đưa nhóm chuyên gia công nghệ số từ địa phương khác, đặc biệt là chuyên gia đã thành công và từ nước ngoài về thành phố… Bên cạnh đó, triển khai thí điểm Đề án Giáo dục đại học số. Các cơ sở đào tạo đổi mới chương trình, mở rộng quy mô, bổ sung ngành nghề đào tạo về chuyển đổi số như: Điện toán đám mây, Trí tuệ Nhân tạo, khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn, Blockchain… tăng chỉ tiêu tuyển sinh các ngành CNTT, công nghệ số. Phát triển hạ tầng Khu CNTT tập trung, Công viên phần mềm… để sẵn sàng mặt bằng thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp, chuyên gia trong và ngoài nước đến làm việc tại thành phố… Bà Ngô Thị Kim Yến, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho hay, thời gian qua CNTT với tốc độ tăng trưởng cao đã trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng. Theo bà, nhân lực chất lượng cao, trong đó có nhân lực CNTT là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự tăng trưởng bền vững của kinh tế. “Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, thành phố xác định bên cạnh môi trường chính trị - xã hội ổn định, môi trường pháp lý thuận lợi thì nguồn nhân lực chất lượng cao chính là lợi thế quyết định tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư”, bà Yến nhấn mạnh. Hồ Giáp