Trong cuộc gặp người đồng cấp Yoshimasa Hayashi tại Bắc Kinh ngày 2/4,ốckêugọiNhậtBảnkhôngcảntrởngànhbándẫti le ma cao Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho biết lệnh cấm bán dẫn chỉ có tác dụng củng cố quyết tâm của nước này để đạt được tự chủ công nghệ. Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao, ông Tần nhắc đến việc Mỹ từng cản trở ngành công nghiệp chip Nhật Bản và nay đang lặp lại chiến thuật cũ với Trung Quốc.
Ông Tần nói thêm Trung Quốc muốn làm việc cùng nhau vì mối quan hệ song phương tốt đẹp hơn.
Chuyến thăm Trung Quốc của ông Yoshimasa Hayashi là chuyến thăm đầu tiên của một nhà ngoại giao cấp cao Nhật Bản trong hơn 3 năm. Ngày 31/3, Tokyo công bố đưa 23 mặt hàng bán dẫn vào danh sách kiểm soát xuất khẩu. Cùng ngày, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khi được hỏi về kế hoạch này của Tokyo, người phát ngôn Mao Ninh bình luận: “Các chuỗi cung ứng và công nghiệp bán dẫn toàn cầu được định hình bởi các quy luật của động lực thị trường và sự lựa chọn của các doanh nghiệp. Chính trị hóa, công cụ hóa và vũ khí hóa các vấn đề thương mại và công nghệ, cũng như gây bất ổn cho chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu sẽ không mang lại lợi ích cho ai và cuối cùng sẽ phản tác dụng”.
Mỹ, quốc gia đồng minh của Nhật Bản, đang tăng cường nỗ lực hạn chế Trung Quốc tiếp cận kiến thức bán dẫn quan trọng. Theo Bloomberg, dù quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo trở nên căng thẳng những năm gần đây, Nhật Bản vẫn muốn duy trì quan hệ ổn định với đối tác thương mại lớn nhất của mình.
Nikkei nhận định thế giới ngày càng chia rẽ khi nói đến bán dẫn, công nghệ quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh và an ninh công nghiệp của một quốc gia. Theo Luật kiểm soát ngoại thương và ngoại hối, Nhật Bản kiểm soát việc xuất khẩu vũ khí và các hàng hóa dân sự khác có thể chuyển đổi cho mục đích quân sự. Chính phủ sẽ sửa đổi pháp lệnh để bổ sung 23 mặt hàng vào danh sách kiểm soát xuất khẩu.
Điều đó đồng nghĩa Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp cần phê duyệt xuất khẩu các mặt hàng trong danh sách. Nhật Bản bắt đầu lấy ý kiến phản hồi của công chúng từ ngày 31/3. Pháp lệnh sửa đổi dự kiến được công bố chính thức vào tháng 5 và thi hành vào tháng 7.
23 mặt hàng bao gồm các sản phẩm liên quan đến thiết bị sản xuất in thạch bản cực tím, thiết bị quang khắc để sản xuất chip logic hiệu suất cao. Khoảng 10 công ty, trong đó có Tokyo Electron, Screen Holdings và Nikon có thể bị ảnh hưởng.
Tháng 10/2022, Mỹ giới thiệu quy định yêu cầu Bộ Thương mại phê duyệt xuất khẩu trang thiết bị và công nghệ dùng để sản xuất chip logic 14nm, 16nm hoặc nhỏ hơn. Mỹ đã đề nghị Nhật Bản và Hà Lan, hai cường quốc máy móc sản xuất chip, cùng tham gia. Đáp lại, Hà Lan cho biết sẽ mở rộng các hạn chế xuất khẩu bán dẫn sớm nhất vào mùa hè năm nay. Hiện tại, nước này đã cấm xuất khẩu thiết bị thạch bản cực tím và dự định hạn chế một số thiết bị kém hiện đại hơn.
Trên thị trường thiết bị bán dẫn, Applied Materials của Mỹ là hãng dẫn đầu, tiếp đến là ASML của Hà Lan và Tokyo Electron của Nhật Bản. Sự phối hợp giữa Mỹ - Nhật Bản – Hà Lan sẽ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa các nước phương Tây và Trung Quốc trong lĩnh vực bán dẫn.
(Theo Bloomberg, Nikkei)