Theo đó, Bộ này đã ban hành quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của Công ty Cổ phần thương mại nhiên liệu Cửu Long (quận 1, TPHCM) và Công ty TNHH Đầu tư phát triển xăng dầu Việt Nhật (TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình).
Các quyết định này có hiệu lực từ ngày 17/7 và được ban hành xét theo đề nghị xin dừng hoạt động với tư cách là thương nhân phân phối xăng dầu của các doanh nghiệp và đề nghị của Vụ Thị trường trong nước.
Hồi đầu tháng, cơ quan quản lý cũng ban hành quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh của Công ty Cổ phần vận tải du lịch Petrolimex Nghệ Tĩnh (TP Vinh, tỉnh Nghệ An). Trước đó, công ty này cũng có đề nghị thu hồi giấy xác nhận thương nhân phân phối xăng dầu.
Từ đầu năm đến nay, đã có hơn 20 thương nhân phân phối xăng dầu đề nghị trả lại giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh, hiện trên thị trường còn khoảng hơn 290 doanh nghiệp phân phối mặt hàng xăng dầu.
Theo Vụ Thị trường trong nước, thời gian qua, Bộ Công Thương đã đề nghị các thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối báo cáo việc duy trì điều kiện làm thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu theo quy định.
Qua báo cáo, rà soát, nhiều thương nhân phân phối đã không duy trì được điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu theo quy định, các thương nhân đã chủ động trả lại giấy chứng nhận. Tuy nhiên, Bộ Công Thương khẳng định, việc các doanh nghiệp trả lại giấy phép không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu, Bộ Công Thương đã giao tổng nguồn tối thiểu (gồm nhập khẩu và mua xăng dầu trong nước) cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Từ đầu năm đến nay, về cơ bản các đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện nghiêm túc tổng nguồn tối thiểu được phân giao.
Tổng nguồn nhập khẩu và mua xăng dầu trong nước ước thực hiện quý II khoảng 6,35 triệu m3/tấn xăng dầu các loại. Ước tiêu thụ quý II khoảng 6,3 triệu m3/tấn. Tồn kho xăng dầu khoảng 1,7-1,8 triệu m3/tấn, về cơ bản đảm bảo đủ nhu cầu cho tiêu dùng và sản xuất kinh doanh.
(责任编辑:La liga)