- Trước những dự báo về kết quả thi thấp,ậpphồngtrướcngàycôngbốđiểmthiTHPTquốkèo chấp 2.25 một số trường đại học đã điều chỉnh giảm điểm sàn xét tuyển. Tối nay, nhiều phụ huynh Hà Nội còn nháo nhác vì điểm thi của con mình.
Trường đại học sớm hạ điểm sàn
Những thông tin ban đầu về kỳ thi năm nay như đề thi khó, kết quả chấm thi của một số địa phương như TP.HCM, Đà Nẵng, An Giang, Vĩnh Long, Quảng Trị...cho thấy "ít điểm 10", một số môn tỉ lệ điểm dưới trung bình tới 80-90% khiến những người đang ngóng chờ kết quả điểm thi THPT quốc gia năm 2018 không khỏi phập phồng.
Nhưng các trường thì không chỉ "phập phồng suông". Trước giờ G công bố điểm thi, một số trường đại học đã điều chỉnh giảm điểm sàn so với phương án đã công bố trước đó
Chẳng hạn, Trường ĐH Ngoại thương điều chỉnh các mức sàn từ 2 phương thức xét tuyển xuống 1 điểm. Hay Trường ĐH Y Dược Hải Phòng thì điều chỉnh từ 1 đến 4.5 điểm.
Nháo nhác vì điểm thi "thò thụt"
Đến chiều ngày 10/7, trên mạng xuất hiện dữ liệu điểm thi của thí sinh ở Nghệ An. Mà theo đó, tại một danh sách được cho là "top" môn Ngữ văn chưa được kiểm chứng thông tin, có tới gần 2.000 bài thi môn Ngữ văn điểm từ 8 trở lên. Sở GD-ĐT Nghệ An đã xác đinh đúng là có sự cố lọt dữ liệu điểm thi của thí sinh trên mạng. Trong một so sánh với TP.HCM - nơi hơn Nghệ An tới 50.000 thí sinh - thì kết quả này gấp tới gần 4 lần (TP.HCM có 530 điểm Ngữ văn từ 8 trở lên).
"Cô chuẩn bị nước lọc và giấy ướt cho em nhé"
Hoàn thành bài thi THPT quốc gia 2018, Phạm Tường Vân, Trường THPT Thủ Đức, TP.HCM không thôi lo lắng về kết quả. Mục tiêu của em là đạt điểm cao để xét tuyển đại học, do vậy áp lực kết quả kì thi THPT quốc gia là rất lớn.
"Thật ra thì trước đó em đã nộp hồ sơ xét học bạ vào một trường tư thục trong thành phố. Nhưng xét học bạ chỉ là biện pháp tình thế. Mục tiêu của em là đạt điểm cao để xét tuyển đại học"- Vân nói.
Vân cho rằng, dù gì kết quả của kỳ thi cũng rất quan trọng: "Nếu điểm cao, em được vào trường đại học mình mong muốn. Nếu không cao thì tấm bằng tốt nghiệp cũng là giấy thông hành cho em hiện thực hóa đại học bằng xét học bạ trước đó. Sau khi đối chiếu kết quả thi, em có chút lo lắng nhưng vẫn hi vọng có kết quả khả quan vào ngày mai."- Vân cho hay.
Với chị Duyên ở Linh Tây (Thủ Đức), 15 ngày trôi qua, câu chuyện về điểm thi, học trường nào, nộp hồ sơ vào trường nào trở thành câu chuyện chính của gia đình chi. Câu hỏi "khi nào công bố điểm thi" được người mẹ này nhắc không biết bao nhiêu lần.
Cô Trương Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường THPT Trưng Vương (TP.HCM) thổ lộ, điều cô mong muốn nhất vào ngày mai là tất cả học sinh của mình cũng như học sinh cả nước sẽ đạt được điểm cao.
"Chúng tôi không dám phán đoán điểm thi cao hay thấp vì điều này phụ thuộc vào tình hình học sinh. Chúng tôi chỉ có thể nói những gì nhà trường, giáo viên đã làm cho các em thì đã cố gắng làm hết".
Thầy Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Qúy Đôn, TP.HCM khuyên đến lúc này học sinh đừng lo lắng quá nhiều về đề dễ hay đề khó vì đề khó là khó chung.
"Tôi chỉ muốn nói với các em rằng, năng lực học tập, rèn luyện của các em trong thời gian vừa qua sẽ được thể hiện ở điểm thi và phổ điểm vào ngày mai. Nếu các em đã làm bài hết sức thì không có gì phải lo lắng. Đây là kỳ thi để xét tuyển và Bộ đã cho các em đổi nguyện vọng, do vậy khi có điểm hãy suy nghĩ chín chắn để thay đổi nguyện vọng phù hợp".
Theo ghi nhận vào tối nay ở Hà Nội, khá nhiều thí sinh và phụ huynh đã biết điểm của kỳ thi THPT quốc gia 2018. Thông tin được tra cứu trên một tờ báo sau đó vài tiếng đã bị đóng lại.
Trường đại học chờ gì vào ngày mai?
"Một phổ điểm các môn rõ ràng, cụ thể, tỉ mỉ. Một bảng điểm sáng sủa nhưng thực chất phản ánh đúng năng lực của học sinh" - đại diện nhiều trường đại học cho biết.
Diễn tả tâm trạng chờ công bố điểm thi, ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc trung tâm tuyển sinh, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM nói vui "chúng tôi cũng chờ điểm thi THPT quốc gia như con chờ mẹ".
Phổ điểm ba môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ của học sinh Đà Nẵng được tính rất cụ thể |
Theo ông Sơn, lo lắng này là do đã có nhiều thông tin điểm thi thấp. Do vậy, mong sau khi công bố điểm thi thì sớm có phổ điểm các môn, các tổ hợp môn để trường triển khai công tác xét tuyển.
"Mặc dù đã dự báo số lượng thí sinh có khoảng điểm các tổ hợp từ 18 điểm -20 điểm là chủ yếu và đây cũng là mức điểm trúng tuyển hàng năm của trường dao động trong khoảng này nhưng chưa có số liệu thực tế nên khá lo lắng. Hiện tại, toàn bộ BGH cũng như các trưởng khoa cũng đang căng sức tính toán và đưa ra các phương án dự phòng để tuyển sinh"- ông nói.
Còn ông Nguyễn Văn Đương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng "có lo lắng cũng vậy vì không thay đổi được điều gì".
"Chúng tôi mong muốn có một phổ điểm có phân hóa rõ ràng, tỉ mỉ, cụ thể từng môn. Một bảng điểm sáng sủa có cao một chút"- ông Đương nói.
Theo ông Đương, năm nay điểm thi sẽ rất khó cho việc tuyển sinh, do vậy trường cũng có những lo lắng vì ngoài điểm thi còn phụ thuộc vào mong muốn của thí sinh quan tâm tới trường không.
"Nguyện vọng thì các em đã đăng ký rồi, chúng tôi cũng đã thấy rõ ràng nhưng các em còn được điều chỉnh nên điều này phụ thuộc vào các em"- ông Đương cho hay.
Trong khi đó, ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cho hay không chỉ trường Nông lâm mà bất kì trường đại học nào cũng mong điểm thi phản ánh đúng năng lực của thí sinh, đủ độ tin cậy để xét tuyển vào đại học.
"Tôi mong làm sao tất cả các khâu đề thi, coi thi và chấm thi phản ánh đúng thực chất năng lực của các em thí sinh. Để trường đại học đặt niềm tin vững chắc xét tuyển và chọn được những tân sinh viên phù hợp"- ông Lý nói.
Ông Lý cũng mong có một phổ điểm các môn thi cụ thể, tỉ mỉ. "Phổ điểm đẹp không phải là điểm cao mà là phổ điểm có sự phân hoá tốt, thực chất, tiện cho việc xét tuyển của các trường.Chúng tôi thực sự lo cho thí sinh khi rõ ràng điểm chuẩn của các trường năm 2017 khá cao, năm nay điểm thi dự đoán lại khá thấp. Do vậy phải có phổ điểm tỉ mỉ để thí sinh, phụ huynh, các trường căn cứ tuyển sinh đại học."- ông Lý chốt vấn đề.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết công bố điểm thi là việc của các Hội đồng thi. Từ năm 2016 theo phương thức này, chưa năm nào xảy ra tình trạng tăc nghẽn mạng.
Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia đã chỉ đạo các Hội đồng thi chuẩn bị tốt hạ tầng CNTT để đảm bảo công bố điểm thi thông suốt.
Các Hội đồng thi phải gửi kết quả về Bộ GD-ĐT để hoàn thiện cơ sở dữ liệu dùng chung, nhất là cho công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng. Cơ sở dữ liệu này được đối sánh trước khi các Hội đồng thi công bố kết quả thi để đảm bảo chính các tuyệt đối dữ liệu và được bảo mật với công nghệ cao nhất hiện nay.
Việc phân tích kết quả thi sẽ thực hiện sau khi tất cả các Hội đồng hoàn thành chấm thi, gửi kết quả và đối sánh dữ liệu.
Để thuận tiện và hỗ trợ thí sinh tra cứu điểm thi, ngoài các kênh tra cứu ở cổng thông tin tuyển sinh quốc gia, website các Sở GD-ĐT, Bộ GD-ĐT cũng sẽ gửi dữ liệu tới các báo điện tử để giúp thí sinh tra cứu kết quả, bắt đầu từ 9h sáng mai. 11/7.
Tôi rất muốn được đọc những bài văn điểm cao"
|
"Đã có bài thi đạt điểm 9,5 môn văn!” “Đã có bài thi đạt điểm 9,75 môn văn!”. Đó là những tin tức làm xôn xao ngành giáo dục và những ai liên quan đến kì thi THPT quốc gia năm 2018. Bởi đề thi văn năm nay, ngay từ lúc xuất hiện đã tạo ra một hiệu ứng khá mạnh mẽ. Ngay từ lúc đọc đề, không ít người đã rất tò mò về suy nghĩ của thí sinh khi cầm bút viết bài. Người đoán già đoán non, người suy luận. Còn thí sinh, khi ra khỏi phòng thi, có lẽ vì ngại nên cũng ít chia sẻ chính thức về điều các em đã viết trong bài thi của mình. Thế nên, khi thông tin về những bài văn đạt điểm cao lan tỏa trên báo chí, mạng xã hội, người ta càng tò mò về nội dung những bài viết được đánh giá cao đó. Biết rằng chấm văn ít nhiều sẽ có yếu tố cảm xúc, cảm tính, cảm tình tác động đến quá trình cho điểm, nhưng những bài văn đạt điểm từ 9 đến 10 chắc chắn phải là những bài văn có yếu tố vượt trội, thậm chí là những bài viết xuất sắc, hoàn hảo về mọi phương diện kiến thức cũng như kĩ năng xử lý yêu cầu đề. Biết rằng về nguyên tắc, những bài thi sau khi được chấm, lên điểm sẽ được lưu trữ một thời gian, và nếu không có khiếu nại gì sau 1 năm, toàn bộ số bài thi sẽ được hủy bỏ theo cách nào đó, nhưng những bài viết ấy đều là kết tinh của tâm huyết, công sức và nhất là năng khiếu mà không phải học sinh nào cũng có được. Vậy nên, không ít giáo viên và có lẽ cả học sinh nữa đều mong mỏi được tiếp xúc với những bài viết đó, để học hỏi, để rút kinh nghiệm trong quá trình dạy và học của chính mình. Năm 2018 này, đề thi THPT quốc gia đã gây xôn xao dư luận, theo mọi nghĩa tích cực và tiêu cực. Người khen, người chê, người hào hứng, người thất vọng... Công bố công khai những bài viết đạt điểm cao, Bộ GD-ĐT sẽ cho dư luận một câu trả lời thỏa đáng về chất lượng của đề thi, của công tác coi thi - chấm thi. Công bố công khai những bài viết đạt điểm cao, Bộ GD-ĐT cũng cho dư luận một cái nhìn khá đầy đủ về cảm nhận, suy nghĩ của những học sinh ưu tú, đại diện xuất sắc của thế hệ trẻ học đường. Công bố công khai những bài viết đạt điểm cao, Bộ GD-ĐT c sẽ cung cấp cho giáo viên và học sinh một tài liệu quý phục vụ thiết thực cho việc dạy và học. Xin đừng lãng phí những bài viết - tấm gương phản chiếu nhận thức, cảm xúc và tư duy của những người trẻ! Xin hãy cung cấp cho báo chí, nhà xuất bản những bài viết đó để giáo viên, học sinh và phụ huynh cả nước được tiếp xúc và tiếp thu nguồn tài nguyên giáo dục quý giá này.
Cô giáo Thanh Huyền (Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương) |
Lê Huyền - Hạ Anh
Trưa 10/7, Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã mở cổng điện tử để thí sinh chuẩn bị tra cứu điểm thi THPT quốc gia 2018 đồng thời công bố phổ điểm cụ thể từng môn thi.