Các món súp hay nước dùng là món ăn thường thấy trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt,ầmkhinấucanhkhiếnnướcdùngmấtngonkémvịkết quả giải vô địch hạng 2 victoria úc vào mùa thu hoặc mùa đông thì việc ăn một tô súp nóng, hay húp một bát canh sẽ khiến cơ thể cảm thấy rất dễ chịu. Vào những ngày nóng nực, những món ăn này cũng vẫn xuất hiện thường xuyên trên mâm cơm của nhiều gia đình.
Tuy nhiên, không ít chị em nói rằng khi họ tự nấu nước dùng ở nhà, nhiều lần rơi vào trường hợp nguyên nồi súp hay nồi canh có mùi không thơm như họ tưởng, khiến công sức cả buổi nấu thành công cốc. Nếu rơi vào trường hợp như vậy, chị em có thể đã phạm phải những sai lầm này khi nêm nếm.
1. Hạt tiêu rừng (hạt xẻn, hạt mắc khén, xuyên tiêu)
Do sự khác biệt về văn hóa nên nhiều khu vực ở phía bắc thường sử dụng hạt tiêu rừng khi nấu ăn. Khác với những loại tiêu thông thường, hạt tiêu rừng có mùi rất nặng. Khi làm các món như súp, hầm, nấu canh, khi cho hạt tiêu rừng vào về cơ bản nó sẽ lấn át đi mùi thịt. Điều này khiến cho nồi nước dùng hay súp không còn mùi thơm tự nhiên của rau củ và thịt nữa.
2. Tỏi
Tỏi là gia vị quen thuộc trong gian bếp. Nhiều người cho rằng khi nấu nước dùng họ sẽ cho vài thứ gia vị để khử mùi, nếu đó là gừng thì không có vấn đề gì, nhưng nếu là tỏi thì nó không giúp loại bỏ mùi tanh của thịt mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ mùi vị của nước dùng. Tỏi có mùi rất nặng, nó cũng sẽ lấn át hết mùi các nguyên liệu khác.
3. Hạt tiêu
Có rất nhiều người thích cho hạt tiêu vào khi nấu canh, nấu súp, nấu nước dùng. Họ nghĩ rằng điều này sẽ làm tăng hương vị, nhưng thực tế là hạt tiêu sẽ khiến mùi tanh tăng mạnh hơn, phá hỏng cả nồi nước. Nếu muốn thêm hạt tiêu, tốt nhất là sau khi nấu xong nước dùng, chế biến thành các món ăn khác thì rắc lên trên.
Muối được rang chín cho vào nồi nước xương, đảm bảo nước hầm xương bò, lợn hay gà vịt đều trong vắt, ngọt sâu, nấu gì cũng ngon.