Những nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn có thể là do bố mẹ tập cho ăn dặm quá sớm,ầmcủamẹViệtkhiếnconbiếngăsoi keo wolves bế đi "nhong nhong" khi cho bé ăn hay không thay đổi cấu trúc thức ăn.
Biếng ăn là chủ đề chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn (Worcester, Anh) thường gặp nhất từ câu hỏi của các mẹ. Nhiều cha mẹ lo lắng liệu bé có ăn đủ lượng cho sự tăng trưởng không khi bé ăn quá ít hoặc không chịu ăn gì?
Tại sao bé lại bị biếng ăn? Làm sao để bé ăn đủ chất dinh dưỡng trong những ngày bé biếng ăn? Biếng ăn đi kèm với đứng cân nặng lại càng làm cha mẹ dễ stress hơn. Bên cạnh lo lắng cho sức khỏe của bé, đôi lúc họ không có sự thấu hiểu từ gia đình và họ stress hơn vì bị cho rằng: "chỉ việc nuôi con cái mà cũng không biết nuôi."
Biếng ăn sẽ thật sự rất dễ giải quyết nếu bạn nhận ra nguyên nhân. Trong một buổi giảng cho cán bộ cấp cao khoa dinh dưỡng ĐH Oxford, Gs.Bs. Gallen nhấn mạnh: "Tất cả biếng ăn đều có nguyên nhân, tìm đúng nguyên nhân là trị được bệnh. Nên nhớ 90% nguyên nhân là đến từ người chăm sóc bé." Biếng ăn cũng có thể phòng ngừa nếu bạn làm tốt luật MAMA ngay từ khi bắt đầu ăn dặm.
Vắn tắt luật MAMA 1.Thiết lập giờ ăn cố định trong ngày (ngay khi bắt đầu ăn dặm) 2.Thời gian ăn không quá 30 phút cho bữa ăn chính và 20 phút cho bữa ăn phụ. 3.Không TV, đồ chơi hoặc nhiều người xung quanh 4. Dùng nước ép trái cây, sữa chua, snack nhẹ trước bữa ăn chính ít nhất 1-2 tiếng. 5. Lượng sữa không quá 500-600ml đối với các bé 6. Bé nên được tập ngồi trên ghế ăn |
3 dạng biếng ăn cha mẹ nên biết
Biếng ăn do bắt đầu ăn dặm không đúng cách
Biếng ăn do bắt đầu ăn dặm không đúng cách gồm 2 nguyên nhân chính. Nguyên nhân đầu tiên là do bắt đầu ăn dặm bằng bột ăn dặm làm sẵn, nguyên nhân thứ hai do bắt đầu ăn dặm quá sớm (nhỏ hơn 5.5 tháng tuổi).
Nếu bé nào rơi vào 1 trong 2 nguyên nhân trên đều dẫn đến tình trạng biếng ăn sau đó chỉ vài tháng sau khi bắt đầu. Việc tiếp xúc với bột ăn dặm làm sẵn thường chứa nhiều thành phần, có loại chứa đường và gia vị sẽ dễ làm bé rối loạn vị giác. Còn nếu cho bé ăn quá sớm thì bé chưa có đủ men tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ gây bé khó chịu khi ăn, lâu ngày làm bé biếng ăn.
Bé sẽ có những lúc biếng ăn kéo dài vài tuần, nhưng đôi lúc bé có chịu ăn vài ngày rồi biếng trở lại sau đó. Biếng ăn này có tính chu kì.
Để ngưng tình trạng biếng ăn này, phụ huynh cần ngưng ngay bột ăn dặm làm sẵn và chuyển cháo xay nghiền nhuyễn cho bé. Kiên nhẫn giới thiệu riêng từng món và đợi bé làm quen trở lại. Giới hạn 1 tuần chỉ nên giới thiệu 3 món mới, cứ 1 món lập lại 2-3 ngày. Mục đích để bé quen mùi vị của món mới và giúp men tiêu hóa hoạt động, hấp thu tốt hơn. Đặc biệt, đối với dạng biếng ăn này, cơ thể bé thường thiếu một số vitamin và khoáng nên mẹ cần chú ý lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin như Vitamin A,C, D, vitamin nhóm B và kẽm.
Rất nhiều cha mẹ thường bồng bé đi ăn chỗ đông người hoặc lúc ăn cho bé xem TV hoặc chơi trò chơi trong lúc ăn.
Bé thường kéo dài bữa ăn lâu, ngậm thức ăn hoặc không chịu ăn nếu không có những thứ kể trên. Một số bé có biểu hiện 1 số vấn đề tiêu hóa như táo bón, đi phân nhầy hoặc có phân sống thường vì do ăn không tập trung và men tiêu hóa bé tiết không đúng thời điểm (do bé ngậm quá lâu, chơi trong lúc ăn). Những bé này có thể gặp vấn đề tiêu hóa, tăng trưởng chậm, miễn dịch kém, hay bị bệnh.
Cha mẹ cần đếm xem bao nhiêu tác nhân gây sao lãng bé lúc ăn (ví dụ có 2 tác nhân: TV và đồ chơi). Sau đó, giảm dần 1 tác nhân, nếu thành công thì tiếp tục giảm tác nhân còn lại. Ví dụ như cất hết trò chơi bé hay chơi trong lúc ăn (để khỏi tầm mắt bé), nếu bé ăn không cần trò chơi thì tắt luôn TV. Các loại chén, muỗng có thể chấp nhận cho bé chơi trong lúc ăn.
Để bổ sung chất dinh dưỡng, do bé không lấy đủ lượng chất đa dạng từ thực phẩm, thời gian ngậm lâu, chơi quá nhiều, và để tăng cường hệ miễn dịch, bé có thể bổ sung thuốc men vi sinh chứa 2 dòng khuẩn Lactobacillus và bifidobacterium cho chu kì 6 tháng để tăng cường hệ vi sinh vật đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch. Hơn nữa, bổ sung vitamin D liều dự phòng 300iu/ngày là khuyên dùng hằng ngày cho nhóm biếng ăn này.
Biếng ăn do bị rối loạn cấu trúc thức ăn
Biếng ăn do bị rối loạn cấu trúc thức ăn thể hiện ở bé nào qua 7 tháng mà vẫn ăn cháo loãng mịn; hoặc qua 10 tháng mà vẫn ăn cháo, chưa được tập ăn cơm nát. Cứ trễ 1 tháng sau độ tuổi cần chuyển cấu trúc là bé sẽ bắt đầu biếng ăn. Biếng ăn này rất phức tạp vì làm bé không phân biệt cấu trúc thức ăn, nên lâu dần làm bé rất sợ khi ăn. Biểu hiện chủ đạo: là nhè thức ăn hoặc quay đầu khi thấy thức ăn, la khóc nhiều. Đây là biếng ăn kết hợp với rối loạn tâm lý.
Cha mẹ cần phải hiểu cấu trúc loãng đặc thức ăn không phụ thuộc vào số răng bé có hay không, mà nó liên quan đến phát triển não bộ. Do đó đến độ tuổi là cần phải chuyển cấu trúc để không bị vấn đề này. Đây là vấn đề liên quan đến biếng ăn tâm lý - Gs.Bs. Taylor, ĐH Y Bristol, Anh Quốc chia sẻ.
Cha mẹ cần thay đổi cấu trúc cho bé. Cho bé ăn riêng các loại thức ăn cho 2 tuần, và giới thiệu dạng đúng cấu trúc cho bé, từ từ từng ít một. 1 -2 ngày, bé có thể không ăn gì, vẫn không sao. Giữ đúng lượng sữa. Đối với biếng ăn này, cha mẹ nên lựa chọn chất béo có nguồn gốc thực vật giàu chất béo không bão hòa như dầu oliu, dầu đậu nành, hạt ăn dặm và chất béo có nguồn gốc động vật, giàu chất béo omega-3 DHA/EPA cần cho não bộ như cá hồi, thu, chép, lươn.
(Theo Khám phá)