- TS. Tăng Thị Thùy,ếuxếphạngPISAthấpViệtNamliệucótiếptụđội hình athletic bilbao gặp real betis chuyên gia nghiên cứu về PISA cho rằng, vấn đề quan trọng của việc tham gia PISA không phải là điểm số và xếp hạng mà chỉ là kênh thông tin để phân tích dữ liệu, nhìn nhận điểm mạnh, yếu của giáo dục để có những điều chỉnh phù hợp.
- Một GS Mỹ đã bày tỏ thắc mắc về việc vì sao Việt Nam nghèo mà xếp hạng PISA lại cao, là một chuyên gia nghiên cứu về PISA, bà bình luận như thế nào về ý kiến này?
- Tôi trực tiếp tham dự hội thảo mà GS Mỹ trình bày phát biểu này và đã có trao đổi với GS Mỹ. Thực tế, GS Paul Glewwen nghiên cứu về kinh tế đồng thời cũng chưa hiểu được bối cảnh đặc thù của Việt Nam nên mới thắc mắc như vậy chứ những chuyên gia nghiên cứu về giáo dục thì hiểu rõ lắm, nhất là những chuyên gia ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Đài Loan thì họ ít khi đặt ra câu hỏi như vậy với Việt Nam.
Bên cạnh đó, mặc dù GDP của Việt Nam thấp tỷ lệ nghịch với thành tích PISA, ngược lại so với mối quan hệ tỉ lệ thuận ở các nước phát triển, nhưng khi phân tích dữ liệu PISA Việt Nam 2012 thì thấy rằng học sinh có ESCS (yếu tố về hoàn cảnh kinh tế và văn hóa gia đình) cao thì thành tích cũng cao. Những trường có ESCS cao thì thành tích của trường đó cũng cao. Vì vậy, về điểm này Việt Nam cũng không khác gì so với những nước phát triển!
- Vậy chúng ta nên giải thích thế nào về việc Việt Nam nghèo mà xếp hạng PISA lại cao?
- Nếu bạn có con, bạn sẽ cho con đi học thêm chứ? Bạn sẽ có đầu tư hết sức để cho con học chứ? sẽ nói con học cố gắng học để sau này có công việc tốt...
Gia đình nói chung và cha mẹ học sinh Việt Nam nói riêng ngay từ lúc con cái đi học đã tạo cho con suy nghĩ là chỉ có học mới là con đường tiến thân tốt nhất.
Trong khi đó, khi đến trường, học sinh lúc nào cũng chỉ được học để làm bài kiểm tra. Như con tôi, mấy ngày hôm nay giáo viên liên tục gọi điện nhắc nhở cha mẹ phải quan tâm sát sao tới con vì sắp thi học kỳ rồi, nhắc con soạn các câu hỏi ôn tập và học thuộc.
Vì vậy, học sinh Việt Nam luôn luôn trong môi trường sẵn sàng cho những cuộc thi nên không chỉ có PISA các cuộc thi quốc tế Việt Nam cũng giành giải rất cao.
- Vậy cũng không có gì đáng tự hào khi kết quả PISA của chúng ta xếp hạng trên nhiều nước phát triển, thưa bà?
- Tôi thấy khi có kết quả PISA, nhiều người chỉ nhìn vào điểm số và xếp hạng để đánh giá. Thực ra vấn đề không nằm ở điểm số và xếp hạng mà đây chỉ là một kênh thông tin để chúng ta tham khảo.
Việc so sánh điểm số và thứ hạng với các nước khác không nói lên được điều gì cả. Những nước có xếp hạng cao thì chứng tỏ học sinh giỏi hơn?
Một ví dụ tôi chỉ ra ở đây để thấy điều này: Năm 2012, mặc dù học sinh Indonesia có điểm số thấp và đứng áp chót bảng xếp hạng về môn Toán nhưng học sinh lại thấy rất thích thú khi học muôn toán. Còn ở Việt Nam học sinh có kết quả cao môn toán nhưng luôn cảm thấy lo lắng và không thấy hứng thú với môn học.
TS Tăng Thị Thùy cho rằng, điều quan trọng khi tham gia PISA không phải là điểm số và xếp hạng. |
Kết quả Việt Nam đạt được qua hai kỳ khảo sát vừa qua khá tốt nhưng không thể nói là tự hào hơn các nước phát triển vì trong nội hàm kết quả này còn nhiều thứ chúng ta không bằng các nước xếp hạng sau.
Vì vậy, kết quả dù cao hay thấp cũng không quan trọng bằng có những phân tích dữ liệu khoa học khảo sát liên quan đến học sinh và nhà trường để tìm được ra những điểm mạnh, điểm yếu trong giáo dục, từ đó có những chính sách phù hợp.
Trường hợp Brazil hay Indonesia từ khi tham gia PISA hầu hết các cuộc khảo sát thì đều đạt điểm số thấp và áp chót bảng xếp hạng. Nhưng vì sao họ vẫn tham gia đều đặn vào kỳ khảo sát? Nếu Việt Nam mà ở vị trí như họ trong suốt nhiều kỳ kháo sát thì vẫn tiếp tục chứ? Các nước này tham gia để thấy những vấn đề trong giáo dục phổ thông hiện nay của họ chứ không phải họ cần một vị trí xếp hạng cao.
- Là một người nghiên cứu về PISA, bà đã rút ra những kết luận thú vị nào từ kết quả PISA của Việt Nam qua 2 kỳ vừa qua?
- Luận án tiến sĩ của tôi có nghiên cứu phân tích dữ liệu PISA năm 2012 để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến thành tích toán học của 5 nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.Tôi sử dụng phân tích đa tầng qua mô hình tuyến tính đa tầng (Hierarchical Linear Modeling), một trong những phương pháp phổ biến sử dụng trong đánh giá diện rộng như PISA và TIMSS.
PISA có khảo sát 2 tầng là học sinh và trường học. Có những yếu tố ảnh hưởng xuất phát từ học sinh, có những yếu tố từ phía nhà trường. Khi kết hợp đồng thời cả hai tầng này với nhau thì sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến thành tích học tập của học sinh.
Trong khuôn khổ buổi trao đổi này, tôi chỉ đưa ra ví dụ để thấy được ở Việt Nam có những yếu tố tác động khác, chẳng hạn, ở Việt Nam những trường đông học sinh lại có thành tích cao hơn các trường ít học sinh. Nhưng những nghiên cứu ở Mỹ lại chỉ ra sự ngược lại. Trường ít học sinh thì họ có thể có điều kiện quan tâm đến học sinh hơn.
Tuy nhiên, ở Việt Nam những trường đông học sinh thường nằm ở các thành phố lớn, hoặc những trường điểm mà cha mẹ luôn cố gắng để cho con vào bằng được những trường như thế…Và trường điểm thì bạn biết rồi đấy, học sinh phải học rất nhiều!
Hay như phát hiện khác trong nghiên cứu của tôi, thời gian học sinh Việt Nam học thêm cao nhất (17,3 tiếng/ tuần) trong 5 nước Đông Nam Á. Và kết quả này có mối tương quan với thành tích học tập của học sinh.
- Theo bà nói, mục tiêu của PISA là để các nước nhìn nhận điểm mạnh, yếu từ đó đưa ra chính sách GD phù hợp. Từ nghiên cứu 2 kỳ kết quả PISA vừa qua của Việt Nam, theo bà, giáo dục Việt Nam cần có những điều chỉnh gì?
- Để đưa ra những chính sách giáo dục phù hợp thì cần phải dựa vào những phân tích khoa học từ kết quả PISA. Trong nghiên cứu của tôi về kết quả PISA năm 2012 đã đưa ra một số khuyến nghị cho việc áp dụng chính sách cho giáo dục Việt Nam như về vấn đề học thêm (học ngoài giờ lên lớp), sĩ số lớp học, môi trường học tập của học sinh ở trường, đánh giá học sinh, mối quan hệ giáo viên-học sinh… Cũng khá nhiều vấn đề cần quan tâm cả về phía học sinh và nhà trường.
Chẳng hạn, từ kết quả phân tích thống kê kê cho thầy rằng những trường có điều kiện kinh tế tốt (cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học…) thì học sinh thường có thành tích cao. Như vậy, chúng ta cần quan tâm đến việc đầu tư cho trường học, đặc biệt là các trường trong vùng khó khăn.
Tuy nhiên đầu tư như thế nào và đầu tư cái gì thì lại cần phải xem xét tình hình thực tế của trường đó chứ không phải cứ đầu tư trang thiết bị hiện đại, cơ sở trang trang có nghĩa là chất lượng giáo dục sẽ tốt. Tôi biết có nhiều dự án đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các trường học nhưng rồi lại không dùng đến và như vậy sẽ vô cùng lãng phí.
Tôi chỉ đưa ra một ví dụ như trên để thấy được kết quả PISA không phải chỉ có điểm số và xếp hạng. Điểm số không nói lên được điều gì nếu không gắn nó với những yếu tố liên quan.
Còn khá nhiều vấn đề được phát hiện ra trong nghiên cứu của tôi mà không thể trình bày được hết trong khuôn khổ buổi nói chuyện này. Tôi sẽ cung cấp kết quả nghiên cứu cho những ai quan tâm.
Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi!
Lê Văn (thực hiện)