- Bảng xếp hạng đại học Webometrics đợt 2 năm 2016 vừa được công bố cuối tháng 7 vừa qua. Ngay sau khi có kết quả,ừxếphạngwebsiteđếnxếphạngđạihọsoi kèo hạng 2 tây ban nha trong nhiều ý kiến quan tâm, một số cho rằng đây chỉ đơn thuần xếp hạng các website đại học.
Thực tế, những ý kiến lo ngại về giá trị của xếp hạng này cũng đã xuất hiện từ một vài năm nay. Là người theo dõi sự ra đời của bảng xếp hạng này ngay từ những ngày đầu ra đời, xin được tổng hợp các tiêu chí đánh giá, sự biến đổi của chúng cũng như các nhận định của giới chuyên môn về ý nghĩa và cách thức sử dụng xếp bảng xếp hạng này.
Bảng xếp hạng đầu tiên về website đại học
Những lời chỉ trích webometrics chẳng qua chỉ là một xếp hạng website đại học thực ra là thừa; bởi tổ chức này chưa bao giờ không thừa nhận họ chỉ là một xếp hạng về website đại học cả. Bản thân tên gọi của Webometrics cũng đã phản ánh điều này: web xuất phát từ từ website và metrics nghĩa là các phép đo.
Mục tiêu xuyên suốt của những người khởi xướng ra bảng xếp hạng webometrics kể từ lần đầu tiên công bố năm 2004 cho đến nay là nâng cao chất lượng website; minh bạch hoá thông tin, chia sẻ tri thức; qua đó góp phần nâng cao chất lượng đại học.
Chất lượng Website theo cách tiếp cận của Webometrics không nên hiểu theo nghĩa chất lượng thẩm mỹ của website theo nghĩa thông thường, mà cần phải hiểu rộng hơn theo nghĩa tài nguyên online liên quan đến hoạt động của một trường đại học bao gồm 4 thành tố: (1) Mức độ xuất hiện (Presence): số lượng các website con (subwebsites) tương ứng với website chủ của một trường; (2) Mức độ ảnh hưởng (Impact): số lượng backlink từ các website khác trỏ về website của trường đang xem xét; (3) Mức độ mở (openess): số lượng file định dạng pdf, word, excel được công bố trên website ; và (4) Sự xuất sắc: dựa trên công trình khoa học công bố trên tạp chí thuộc danh mục Scopus. |
Sự tương quan với các xếp hạng đại học quốc tế khác
Webometrics ra đời năm 2004 và ngay lập tức gây được sự chú ý của giới chuyên môn; mặc dù tại thời gian đó, cũng có khá nhiều bảng xếp hạng đại học toàn cầu uy tín khác ra đời như Xếp hạng đại học của Đại học Giao Thông Thượng Hải, Trung Quốc (ra đời năm 2003); Xếp hạng đại học của Đại học Leiden, Hà Lan (ra đời năm 2007- ở Việt Nam, bảng xếp hạng này không được phổ biến lắm) và Xếp hạng Đại học của Tạp chí Times và Tổ chức QS (ra đời năm 2004 – đến 2010, Times và QS tách riêng để tự làm bảng xếp hạng cho riêng mình).
Sở dĩ thu hút được sự chú ý là bởi khác với các bảng xếp hạng còn lại chỉ đưa ra được thứ hạng từ 400-500 đại học hàng đầu thế giới, Webometrics khi mới ra đời, ngay lập tức đã công bố xếp hạng lên tới hơn 10,000 trường, trong đó bao gồm rất nhiều trường đến từ khu vực thế giới thứ 3 – vốn không bao giờ nghĩ có thể lọt được vào một bảng xếp hạng đại học toàn cầu nào.
Sở dĩ làm được điều này là bởi, khác với các bảng xếp hạng còn lại có sử dụng kết hợp phương pháp thu thập dữ liệu bằng minh chứng từ các trường, hoặc survey, Webometrics tiến hành khâu thu thập dữ liệu hoàn toàn trên mạng và nhờ vậy, khắc phục được điểm yếu cố hữu của các bảng xếp hạng nói chung: phạm vi hẹp.
So sánh bảng xếp hạng webometrics với các bảng xếp hạng khác thậm chí còn trở thành đề tài thảo luận cho giới nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục đại học.
Tiêu biểu trong số đó là một công trình nghiên cứu được 4 nhà khoa học Châu Âu thực công bố năm 2010 trên tạp chíScientometrics (trắc lượng khoa học)- xem chú thích ở cuối bài.
Kết quả cho thấy, mặc dù có tiêu chí đánh giá khác nhau và cách thức thu thập dữ liệu khác nhau, vẫncó những sự tương đồng nhất định giữa Webometrics với các bảng xếp hạng còn lại nói chung; mặc dù nếu so sánh theo từng cặp thì cặp Webometrics và xếp hạng của Times – QS là có sự khác biệt lớn nhất.
Hướng tới một xếp hạng đại học có độ phủ toàn cầu
Mặc dù có mục đích ban đầu thuần tuý chỉ là bảng xếp hạng website đại học, nhưng nhìn một cách tổng thể qua thời gian, có khá nhiều yếu yếu tố cho thấy Webometrics đã và đang hướng tới một bảng xếp hạng đại học thực thụ.
Đầu tiên là một đặc điểm “đậm chất giáo dục” (đã được điểm qua ở trên) đó là độ phủ lớn - lên tới hơn 10,000 trường đại học, phản ánh đúng xu hướng đại chúng hoá giáo dục đại học trong thời đại ngày nay, thay vì chỉ tập trung vào một vài trăm trường đại học tinh hoa. Đây là điều hầu hết các bảng xếp hạng toàn cầu khác không làm được.
Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc lại ý nghĩa mà Webometrics luôn chủ trương theo đuổi, đó làcông khai thông tin, trong đó bao gồm cả các tài liệu học thuật trên mạng để mọi người có thể truy cập dễ dàng.
Chúng ta đều biết, trong mấy chục năm trở lại đây, quá trình thương mại hoá, dịch vụ hoá giáo dục đại học một mặt đem lại hệ sinh thái giáo dục đại học đa dạng hơn, giúp người học có nhiều lựa chọn và cơ hội học tập hơn; nhưng mặt khác nó lại biến nhiều sản phẩm tri thức (sách, công trình khoa học), vốn là hàng hoá công (ai cũng có thể tiếp cận được) thành hàng hoá tư (chỉ ai trả tiền mới tiếp cận được).
Trong bối cảnh đó, nỗ lực của Webometrics là rất đáng được ghi nhận.
Cuối cùng, không thể không kể đến việc liên tục cập nhật, cải tiến các chỉ số, quy trình đo lường, nguồn lấy dữ liệu của những người thực hiện Webometrics nhằm cung cấp một bảng xếp hạng tin cậy hơn, chính xác hơn.
Đơn cử gần nhất về sự cải tiến này là việc thay đổi nguồn lấy dữ liệu từ Google sangGoogle Scholar(trang web riêng biệt của Google dành riêng cho các ấn phẩm khoa học) đối với chỉ số Mức độ mở(openess).
Bằng thay đổi này, Webometrics đã loại bỏ được các yếu tố phi học thuật ra khỏi tính toán của mình, cụ thể: trước đây, với nguồn dữ liệu Google, một tài liệu hành chính – ví dụ đơn xin bảo lưu kết quả học tập của sinh viên nếu được thiết kế đúng cũng sẽ giúp trường đại học được tăng điểm cho chỉ số Openess; tuy vậy, với nguồn dữ liệuGoogle Scholar, phải là các công trình khoa học thực sự mới được tính điểm.
Sự thay đổi này cũng lý giải phần nào sự tụt hạng của các trường đại học (trong đó có khá nhiều đại học Việt Nam – xem Hình 1) ít hoặc không có văn hoá công bố công khai công trình khoa học trên các nguồn dữ liệu trực tuyến như Google Scholar hay Researchgate.
Nghiên cứu sinh Phạm Hiệp