Trường Chinh tên thậtlà Đặng Xuân Khu,ườty so vietnam sinh ngày 9-2-1907 tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường,tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định). LàngHành Thiện từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơisinh ra nhiều nhân tài kiệt xuất của đất nước. Thân phụ cố Tổng Bí thư TrườngChinh là cụ Đặng Xuân Viện, một nhà nho giàu tinh thần yêu nước. Sinh trưởngtrong một gia đình có truyền thống, lại được sự giáo dục của thân phụ nên ngaytừ nhỏ, cố Tổng Bí thư Trường Chinh đã được làm quen với Tứ thư, Ngũ kinh, thơđường, được đào tạo bài bản về văn hóa và lịch sử theo truyền thống nho học.Sau này, khi lớn lên, ông bắt đầu tiếp xúc với Tây học và theo học bậc Thànhchung tại Nam Định. Ngay từ khi còn trẻ,cố Tổng Bí thư Trường Chinh đã ý thức rất rõ về nỗi đau của một dân tộc bị nôlệ, bị áp bức. Ông sớm tham gia các hoạt động cách mạng, trong đó nổi bật lênlà phong trào đấu tranh đòi ân xá cho Phan Bội Châu, lãnh đạo cuộc bãi khóa ởNam Định để truy điệu Phan Chu Trinh. Chính vì việc này mà ông đã bị đuổi học,rồi sau này khi lên Hà Nội, ông mới tiếp tục theo học tại trường Cao đẳngThương mại (trực thuộc trường Đại học Đông Dương - trường đại học hiện tại đầutiên của Việt Nam) và tiếp tục hoạt động cách mạng. Ông là một trong nhữngngười đầu tiên gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội và ĐôngDương Cộng sản Đảng ở Bắc kỳ, ông được chỉ định vào Ban Tuyên truyền cổ độngTrung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương. Cuối năm 1930, ông bị Pháp bắt kết án12 năm tù đày đi Sơn La, đến năm 1936 được trả tự do và tiếp tục hoạt động cáchmạng. Từ năm 1936-1939, ông là Xứ ủy viên Bắc kỳ, đại biểu của Đảng Cộng sản ĐôngDương trong Ủy ban Mặt trận Dân chủ Bắc kỳ. Năm 1940, ông được cử làm chủ bútbáo Cờ giải phóng, cơ quan của Xứ ủy Bắc kỳ, kiêm phụ trách các tờ báo tiếngPháp như Le Travail, Rassemblement, En Avant và báo Tin tức. Tại Hội nghị Trungương 7 họp tại làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh từ ngày 6 đến 9-11-1940, ôngđược bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được cử làm quyền Tổng Bí thư Đảngthay Nguyễn Văn Cừ. Tháng 5-1941, tại Hội nghị Trung ương 8 họp tại Cao Bằng,ông được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, kiêm Trưởng ban Tuyênhuấn Trung ương. Năm 1943, ông bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt. Tháng3-1945, ông triệu tập và chủ trì Hội nghị Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị nổitiếng “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định thời cơ Tổngkhởi nghĩa giành chính quyền. Trong giai đoạn chuẩn bị Cách mạng Tháng Tám1945, tại Hội nghị toàn quốc của Đảng, ông được cử phụ trách Ủy ban Khởi nghĩatoàn quốc. Cuối năm 1945, nhằm mục đích tránh những bất lợi về chính trị và tạođiều kiện thuận lợi hơn trong chỉ đạo phong trào Việt Minh, Đảng Cộng sản ĐôngDương rút vào hoạt động bí mật nên tuyên bố tự giải tán, chuyển thành HộiNghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương do ông làm Hội trưởng. Khi cuộc kháng chiếntoàn quốc nổ ra, để xác định mục tiêu và cổ vũ tinh thần cho những người khángchiến, ông đã viết loạt bài báo nổi tiếng với tựa đề “Kháng chiến nhất địnhthắng lợi”, đăng trên báo “Sự thật”. Tại Đại hội lần thứ 2 của Đảng, ông đượcbầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương và giữ chức Tổng Bí thư. Năm 1960, ôngđược Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bầu làm Chủ tịch Quốc hội và đến năm1976, giữ chức vụ này trong Quốc hội Việt Nam thống nhất. Năm 1981, ông đượcQuốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước Cộnghòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 14-7-1986, tại Hội nghị đặc biệt Ban Chấphành Trung ương, ông được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thay choLê Duẩn vừa mất. Với những cống hiến to lớn đối với đất nước, ông được Nhà nướcViệt Nam tặng Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương khác. V.T |