游客发表
发帖时间:2025-01-10 19:41:40
Thầy Nguyễn Viết Đăng Du đang là tổ trưởng môn Lịch sử,ầygiáoSàiGònphêhọcsinhxinhđẹpgiỏingoanđànôngchânchíligue pháp Trường THPT Lê Qúy Đôn, TP.HCM. Những lời phê sổ liên lạc của thầy cho học sinh rất gần gũi và thân quen.
Trong một cuốn sổ liên lạc với điểm trung bình cả năm 9,2 được thầy Du phê: “Cô gái vàng trong làng lãnh đạo, học giỏi, năng động, cá tính, tinh thần trách nhiệm cao”.
Thầy giáo Sài Gòn phê trong sổ liên lạc học sinh |
Một cuốn khác với điểm trung bình cả năm 9,3 thì được phê: “Người đàn ông khá hoàn hảo ngoại trừ việc còn xa cách với lớp”.
Còn sổ liên lạc của một nam sinh có điểm trung bình cả năm 9,1 có dòng nhận xét hóm hỉnh: “Người đàn ông chân chính của lớp 11A5, giỏi và trầm tính”.
Với cuốn sổ liên lạc có điểm trung bình cả năm 8,5, thầy có lời động viên: “Rất cố gắng trong học tập và cần cố gắng nhiều hơn trong tương lai để vượt qua hoàn cảnh khó khăn”…
Một học sinh khác lai được thầy Du phê : “Lưu ý môn Hóa, cần hạn chế tính nghệ sĩ, thực hiện đúng nội quy của nhà trường”….
Lời phê: "cô gái vàng trong làng lãnh đạo" |
Đi dạy từ năm 1995 tới nay thầy Du có tròn 25 đứng trên bục giảng. Lớp 11A5 thầy Du chủ nhiệm có 27 học sinh. Tổng kết cuối năm cả lớp đều đạt học lực loại Giỏi, hạnh kiểm tốt. Dù tất cả học sinh đều chăm chỉ học tập, rèn luyện nhưng với vai trò chủ nhiệm hàng tuần thầy Du đều động viên, nhắc nhở các em. Các em cũng đều năng động và thầy Du muốn phát huy sự năng động ở các học trò của mình.
Lớp 11A5 thầy Đăng Du chủ nhiệm 27 em đều có học lực giỏi, hạnh kiểm tốt |
Chia sẻ với VietNamNet, thầy Du cho hay, cuối năm khi phê sổ liên lạc sẽ thầy không nhìn vào thành tích học tập mà cố gắng nhớ hình ảnh của từng em trong ký ức. Những lời phê trong sổ liên lạc cũng chính là lời nhận xét, động viên cho các em về cá tính của từng em.
“Điều tôi muốn lời gửi gắm là khi đọc xong lời nhận xét của mình các em không cảm thấy nặng nề vì những gì mà mình đã phạm phải. Tôi vui vì những gì mình đã đạt được và hiểu rằng thầy chủ nhiệm không chỉ là người quản lý học sinh mà là người đã sống cùng các em trong suốt một năm học như một người thân”- thầy Du nói.
Theo thầy Du là giáo viên chủ nhiệm nhưng thầy chỉ dạy lớp được 2 tiết/tuần. Vì vậy những lời nhận xét này là cả một quá trình sinh hoạt của tập thể chứ không đơn thuần là các giờ học.
Nhớ tính cách, hoàn cảnh từng học sinh
Trước khi phê sổ liên lạc, thầy Du cố nhớ lại tính cách của từng em. Mỗi học sinh nhận lời phê riêng và đều ẩn chứa phía sau đó là những câu chuyện.
Thầy Du kể về em học sinh nhận được lời phê: “Người đàn ông chân chính của lớp 11A5, giỏi và trầm tính”. Em là một nam sinh học giỏi nhưng trầm tính và luôn gánh vác những việc mà các bạn nữ nhờ. Trong học tập hay tham gia các hoạt động em không so đo tính toán. Khi cả lớp đóng kịch, em là người đóng không hay nhưng vẫn nhận lời đóng vai ông già. Lúc đi dã ngoại các bạn khác chỉ biết bấm điện thoại thì em cùng thầy ngồi nướng thịt cho các bạn nữ.
Còn bạn nam sinh nhận được lời phê: “Người đàn ông khá hoàn hảo ngoại trừ việc còn xa cách với lớp”, theo thầy Du em là đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi nhưng khi lớp đi giã ngoại thì gần như không bao giờ đi. Mọi người có cảm giác em hơi kiêu kỳ và sợ dơ bẩn.
“Những điều này không phải là xấu nhưng nếu sau này không có khả năng thích ứng cộng đồng thì rất mệt đặc biệt như đi du học hay vào một tập thể khác”- thầy Du nhận định.
Em học sinh nhận được lời phê: “Lưu ý môn Hóa, cần hạn chế tính nghệ sĩ, thực hiện đúng nội quy của nhà trường”, là thành viên câu lạc bộ nhiếp ảnh của trường, tính cách khá lãng mạn, nghệ sĩ . Em để tóc dài và thường xuyên đi học trễ.
Lời phê cho một học sinh: “Rất cố gắng trong học tập và cần cố gắng nhiều hơn trong tương lai để vượt qua hoàn cảnh khó khăn”… thầy Du kể, đây là một nam học sinh có hoàn cảnh khá đặc biệt. Khi ba mất đột ngột, em gần như tự kỉ. Mẹ em trước đó chỉ làm nội trợ sau đó phải bươn chải ra ngoài đi làm nuôi hai con. Ở trong lớp em chỉ nói chuyện với 2 bạn nhưng cả lớp đều không bực mình mà cố gắng gần gũi, còn các giáo viên khác cũng luôn cởi mở. Hội phụ huynh của lớp đã quyên góp đóng học phí cho em cả năm. Dù hoàn cảnh như vậy nhưng em cố gắng trong học tập. Học kỳ I em là học sinh tiên tiến; Học kỳ 2 là học sinh giỏi và cả năm là học sinh giỏi.
Thầy Du cùng học sinh |
Những lời nhận xét thầy Du giành cho học sinh đã thoát khỏi sự khuôn mẫu, khô khan thường ngày.
“Với tôi các em như những đứa con, đứa em trong gia đình nên sự phán xét của các đối tượng khác không là yếu tố quan trọng”- thầy Du nói.
Lê Huyền
"Thầy cô và gia đình tin rằng em sinh ra để làm nhiều điều lớn lao hơn. Điểm số một bài thi HSG không nói lên được tất cả...".
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接