3G,ộtrưởngNguyễnMạnhHùngGiảibàitoánphủsóngGchoĐiệnBiêlịch bóng đá việt nam v-league 4G đến 100% trung tâm xã, phường
Báo cáo với đoàn công tác, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên Vũ Anh Dũng đã chia sẻ một số kết quả trong việc thực hiện chuyển đổi sốtrên địa bàn và lĩnh vực thông tin, báo chí, xuất bản...
Theo đó, Điện Biên đạt được nhiều kết quả trong phát triển hạ tầng số. Nổi bật là sóng điện thoại phủ đến 96% dân số, sóng 3G, 4G đến 100% trung tâm các xã, phường, thị trấn. Tỉnh cũng xây dựng nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh và kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
Đáng chú ý, tỉnh đã triển khai nền tảng công nghệ thành phố thông minh (IOC), bao gồm: Cơ sở hạ tầng, trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh; thiết bị và phần mềm họp không giấy tờ; phần mềm phản ánh hiện trường; hệ thống giám sát thông tin trên môi trường mạng; phần mềm quản lý camera giám sát.
Bên cạnh đó, tỉnh Điện Biên cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc phát triển dữ liệu số, xây dựng nguồn nhân lực số, an toàn thông tin mạng và đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền số, xã hội số.
Ông Vũ Anh Dũng cho biết thêm: Các cơ quan báo chí của tỉnh đã phát triển, phân phối nội dung trên các nền tảng số, mạng xã hội Facebook, YouTube, TikTok... đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân. Ở lĩnh vực thông tin đối ngoại, năm 2024 tỉnh tổ chức và phối hợp tổ chức 169 sự kiện lớn, trong đó có nhiều sự kiện quy mô quốc gia (kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; năm Du lịch quốc gia 2024...).
Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Dũng cũng đề cập đến một số khó khăn, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển đổi số. Cụ thể, nhận thức của đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, tỷ lệ người dân có thiết bị thông minh còn thấp; cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế (thiếu chuyên gia về an toàn thông tin, chuyển đổi số); hạ tầng chuyển đổi số hiện nay chưa đồng bộ, một số khu vực không có điện lưới quốc gia, chưa có dịch vụ viễn thông, Internet (175 điểm bản chưa có sóng di động, trong đó có 128 điểm bản chưa có điện).
Theo thống kê của các đơn vị chức năng tỉnh Điện Biên, hiện nay hơn 40.000 người dân chưa có sóng điện thoại và khoảng 100.000 người dân trên địa bàn chưa tiếp cận internet (chiếm 16% dân số toàn tỉnh).
Tháo gỡ khó khăn hạ tầng, đẩy mạnh thông tin cơ sở
Sau khi nghe báo cáo của Sở TT&TT tỉnh, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã trao đổi, thảo luận với các đơn vị của Bộ và các doanh nghiệp tham dự cuộc họp để tìm ra giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn mà tỉnh Điện Biên đang đối mặt.
Trước thông tin về việc gần 100.000 người dân chưa được tiếp cận mạng Internet, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, hạ tầng viễn thông tỉnh Điện Biên đang ở mức thấp so với mặt bằng chung. Bộ trưởng đưa ra một số giải pháp sẽ thực hiện trong năm nay để tăng tỉ lệ tiếp cận sóng Intenet đối với người dân. Triển khai băng tần 700 MHz là một trong những giải pháp có thể triển khai phủ sóng trong thời gian sớm nhất.
Theo Bộ trưởng, việc triển khai băng tần 700 MHz có thể kéo giảm tỷ lệ người dân Điện Biên chưa tiếp cận sóng điện thoại và Internet từ 16% xuống còn dưới 10%. Tuy nhiên, với đặc thù địa hình Điện Biên là núi cao, người dân sống rải rác, thì phải dùng giải pháp Internet vệ tinh mới giải quyết triệt để được.
"Bộ sẽ giao Cục Viễn thông làm việc với các đơn vị cung cấp dịch vụ vệ tinh tầm thấp để đưa dịch vụ này vào Việt Nam", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Bên cạnh việc tháo gỡ khó khăn trong việc phủ sóng 4G ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng còn gợi mở cho Sở TT&TT tỉnh Điện Biên về các nội dung như: Việc giám soát thông tin trên không gian mạng; vấn đề trọng tâm khi vận hành cơ sở dữ liệu và các nội dung liên quan hoạt động thông tin cơ sở...
Bộ trưởng nhìn nhận không gian mạng là "trận địa" không được bỏ trống. Các cơ quan chức năng phải nắm được người dân đang nghĩ gì về tỉnh và các nội dung có liên quan; việc giám sát thông tin trên không gian mạng thuộc về Sở TT&TT tỉnh.
Bộ TT&TT sẽ xây dựng kế hoạch thành lập trung tâm giám sát thông tin mạng ở Bộ với quy mô 200-300 nhân sự.
Về vận hành và ứng dụng cơ sở dữ liệu, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên cho rằng, Sở đang gặp khó trong việc định hướng dữ liệu để tạo ra giá trị thiết thực. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao đổi rằng thu thập dữ liệu mới là nhiệm vụ khó khăn, còn khi có dữ liệu rồi thì việc sử dụng có rất nhiều giải pháp.
"Vấn đề cần quan tâm nằm ở việc cập nhật dữ liệu", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, khi có dữ liệu rồi thì sẽ làm được rất nhiều việc. Một trong số những dữ liệu quan trọng là dữ liệu dân cư, đất đai, y tế, giáo dục... Khi có dữ liệu rồi thì các đơn vị phải thực hiện việc cập nhật thường xuyên để dữ liệu luôn "sống".
Bộ trưởng lấy ví dụ về dữ liệu học sinh đến trường. Các nhà trường bắt buộc phải tham gia vào việc cập nhật số lượng hằng ngày thì mới có cơ sở tổng hợp, đánh giá và phân tích số liệu.
Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em nên mảng thông tin cơ sở cần được chú trọng và đẩy mạnh. Thực tiễn trong cuộc sống đã chứng minh được vai trò của hệ thống tuyên truyền ở cơ sở, nổi bật là hệ thống truyền thanh phát huy hiệu quả to lớn. Bên cạnh đó, việc đưa sách đến với người dân là một trong những nhiệm vụ mà Sở TT&TT cần đẩy mạnh thực hiện.
"Chúng ta cần đưa sách về với người dân, sách phải có mặt đến từng thôn, bản. Ở các địa phương có thể xây dựng các thư viện sách miễn phí để người dân thụ hưởng", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: Sở phải có nhận thức mới trong việc phối hợp 3 bên: “địa phương - trung ương - doanh nghiệp” khi thực hiện các mục tiêu của ngành trên địa bàn. Để làm việc hiệu quả, Sở TT&TT cần làm những việc mà mình đã quen tay trước rồi đến việc khó sau. Khi làm việc đã quen sẽ cảm thấy dễ dàng hơn, còn lại những việc khó sẽ phối hợp với những cơ quan chuyên môn triển khai những phần việc có liên quan.