Khai mạc Phiên họp thứ 55 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội_ket qua cuo c1
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Sáng 27/4,ạcPhiênhọpthứcủaỦybanThườngvụQuốchộket qua cuo c1 tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì khai mạc Phiên họp thứ 55 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cùng tham dự có Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các Phó Chủ tịch Quốc hội: Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Nguyễn Đức Hải, Nguyễn Khắc Định; đại diện các cơ quan hữu quan.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết phiên họp thứ 55 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra trong 1 ngày để đánh giá kết quả Kỳ họp lần thứ 11, Quốc hội khóa XIV và cho ý kiến bước đầu về chuẩn bị Kỳ họp lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Tại Phiên họp thứ 55, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung gồm thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính tại thành phố Hà Nội và các tỉnh Thanh Hóa, Đồng Nai và Tuyên Quang; việc điều chỉnh địa giới để mở rộng thành phố Huế và sắp xếp thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế; việc tiếp tục sử dụng vốn còn lại của Nghị quyết số 324/NQ-UBTVQH14 để đầu tư xây dựng các dự án Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài trong giai đoạn 2021-2025; phương án sử dụng nguồn tiết kiệm chi và ngân sách còn lại của ngân sách Trung ương năm 2020; việc bổ sung kinh phí mua bù vắc-xin, hóa chất sát trùng và hạt giống cây trồng quốc gia.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, đây là phiên họp thường kỳ đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi được kiện toàn nhân sự Chủ tịch Quốc hội, một số Phó Chủ tịch Quốc hội, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các cơ quan hữu quan đã tích cực khẩn trương cho việc chuẩn bị nội dung phiên họp.
Toàn cảnh Phiên họp. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Tuy nhiên, vẫn còn ba nội dung do Chính phủ chưa chuẩn bị kịp theo tiến độ nên được rút ra khỏi chương trình, gồm báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019, Báo cáo tài chính nhà nước năm 2019, Báo cáo công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2020.
Bên cạnh việc tập trung cao độ cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, từ sau Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng để đảm bảo cho hoạt động của Quốc hội được liên tục thông suốt và hiệu quả; đồng thời tích cực chuẩn bị để xây dựng các đề án, chương trình hành động nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội tại Kỳ họp lần thứ 11, nhằm tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động của Quốc hội khóa XV.
Theo tinh thần đó, ngay sau Kỳ họp thứ 11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức hội nghị với tất cả đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương. Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách ngành, lĩnh vực đã triển khai thực hiện kế hoạch làm việc với 10 cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhằm tìm hiểu sâu, nghiên cứu kỹ tổ chức hoạt động của từng cơ quan, lắng nghe các ý kiến, kiến nghị, đề xuất nhằm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác còn lại của Quốc hội khóa XIV, đồng thời tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ tới.
Tiếp theo, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thảo luận và thông qua các nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các đơn vị hành chính của các tỉnh Thanh Hóa, Đồng Nai, Tuyên Quang và thành phố Hà Nội; việc điều chỉnh địa giới hành chính, sắp xếp và thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế./.
Theo TTXVN