Nhà thơ,ƯTVănLêrađibấtngờsaucơnđộtquỵnhận định kèo nhà cái 5 nhà văn, nhà báo, nhà biên kịch, đạo diễn, NSƯT Văn Lê, ông vừa đột ngột ra đi sau cơn đột quỵ vào lúc 20 giờ 45 phút ngày 6/9 tại nhà riêng ở 28 đường Văn Chung, phường 13, quận Tân Bình, TP.HCM, hưởng thọ 72 tuổi. Nhà thơ Văn Lê tên thật là Lê Chí Thuỵ quê ở Gia Thanh, Gia Viễn, Ninh Bình. Ông nhập ngũ 1966, vào chiến trường B2 năm 1967, về tạp chí Văn Nghệ Quân Giải Phóng năm 1974. Sau 1975, ông công tác ở tuần báo Văn Nghệ Giải Phóng rồi tuần báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1977, ông tái ngũ chiến đấu ở Mặt trận 479, Campuchia, đến năm 1982 về công tác tại Hãng phim Giải Phóng cho tới năm 2010 nghỉ hưu. | NSƯT Văn Lê. |
Văn Lê là con người đa năng, xuất thân nhà thơ dần ông chuyển sang viết văn, viết kịch bản và đạo diễn phim, đạt nhiều thành tựu. Ông đã xuất bản 3 tập thơ, 2 trường ca, 5 tập truyện, 12 tiểu thuyết và được phong NSƯT của ngành điện ảnh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam; Uỷ viên Ban Chấp hành, Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ – Hội Nhà văn TP.HCM khoá IV, Uỷ viên Hội đồng Thơ khoá V, VI. Ông nhận được nhiều giải thưởng như: Giải A cuộc thi thơ của tuần báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam (1975-1976); Giải B thơ tạp chí Văn Nghệ Quân Đội năm 1984; Giải A thơ về đề tài Chiến tranh Cách mạng, Hội Nhà văn Việt Nam 1994 với tập thơPhải lòng; Tặng thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1994, với tiểu thuyết Nếu anh còn được sống; Tập trường ca Những cánh đồng dưới lửanhận Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1999; Giải thưởng Văn học quốc tế Me Kong 2006; Tiểu thuyết Mùa hè giá buốt, giải B về Văn học chiến tranh, Bộ Quốc phòng (2004 – 2009); Giải nhất Giải thưởng văn học nghệ thuật TP. HCM 5 năm (2006-2011); tiểu thuyết Phượng hoàngnhận giải A về văn học chiến tranh của Bộ Quốc phòng 5 năm (2009-2014). Đồng thời, trong lĩnh vực điện ảnh, ông đã nhận các giải thưởng: 3 lần đạt giải thưởng Kịch bản phim tài liệu xuất sắc nhất, 1 giải Đạo diễn xuất sắc nhất, 1 giải Bông Sen Vàng, 5 Bông Sen Bạc, 2 Cánh diều vàng... Ông là tác giả kịch bản phim truyện Long Thành cầm giả ca; giải nhất về kịch bản của Cục Điện ảnh – Bộ VHTT&DL. Bộ phim được nhận giải nhất Cánh diều vàng của Hội Điện ảnh năm 2012. Đây là bộ phim điện ảnh nhà văn Văn Lê hợp tác cùng đạo diễn Đào Bá Sơn. Trước đó, năm 2008, nhà thơ cùng đạo diễn này từng thực hiện bộ phim tài liệu nhựaĐám mây không dừng lạivà đoạt Cánh diều vàng 2008. Sinh thời, ông từng chia sẻ: "Nếu chỉ được chọn một trong ba – thơ, văn xuôi và điện ảnh thì tôi chọn thơ. Cho dù làm thơ rất khó, càng ngày càng khó, càng lớn tuổi càng khó. Chỉ khi thật sự xúc động tôi mới có thể làm thơ. Khó nhất của người làm thơ là sự chai lì cảm xúc, đánh mất cảm xúc. Dù là thơ chính luận cũng cần phải có cảm xúc. Tất cả mọi sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là thơ, nếu đánh mất cảm xúc đều thất bại". Hiện linh cữu nhà thơ Văn Lê được đặt tại nhà riêng, lễ động quan lúc 7h ngày 9/9. Sau đó linh cữu được đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa. Tình Lê Sách giúp phát huy tư duy và nâng cao khả năng sáng tạoKích hoạt các “nguyên tố sáng tạo” để thành công trong kinh doanh là cuốn sách súc tích, ngắn gọn, cung cấp tầm nhìn vững chắc về sức mạnh của sáng tạo, giúp khai phá tiềm năng sáng tạo một cách tối ưu nhất. |