Cuộc xung đột lớn nhất tại châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai ghi nhận sự lên ngôi của máy bay không người lái và đạn dẫn đường chính xác,kq strasbourg cũng như nỗi thất vọng đến từ những loại vũ khí được kỳ vọng làm thay đổi cán cân lực lượng trên chiến trường.
Pháo phản lực HIMARS là một trong loạt vũ khí phương Tây đầu tiên viện trợ cho Kiev. Tiếp đó là những mẫu xe tăng chủ lực biên chế quân đội NATO như Abrams, Challengers hay Leopards và các hệ thống phòng không như Patriots, rồi tên lửa Storm Shadow. Thế nhưng, đến nay tất cả những vũ khí trên đều chưa thể giúp Ukraine tạo ra đột phá.
Theo số liệu mới nhất của Bộ Quốc phòng Nga, tổng thiệt hại của lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) ở phía Nam Donetsk là hơn 1.500 binh sỹ, 28 xe tăng, gồm cả Leopard 8 do FRG sản xuất, 3 xe tăng bánh lốp AMX-10 do Pháp chế tạo và 109 xe bọc thép khác.
Giới phân tích quân sự phương Tây thừa nhận Nga đã không dốc toàn lực hay có sự chủ quan trước Ukraine. Moscow không áp dụng “mô hình Iraq”, thay vào đó họ chọn cách kéo dài chiến dịch, đánh đổi không gian bằng thời gian, gây tiêu hao sinh lực đối phương sau đó chiếm ưu thế nhờ chiều sâu chiến lược.
Trong khi đó, ngày 3/6, hình ảnh cho thấy một chiến đấu cơ Su-24 Fencer của không quân Ukraine được trang bị tên lửa hành trình Storm Shadow đã lan truyền trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý đáng kể của giới quan sát.
Các cây viết về hàng không và quốc phòng nhận xét rằng hình ảnh xác thực việc Kiev tích hợp thành công những vũ khí tiên tiến lên Su-24M và biến thể trinh sát Su-24MR, cho thấy nỗ lực của Ukraine nhằm tối ưu hoá các nguồn lực hiện có.
Storm Shadow, do Anh và Pháp hợp tác phát triển là tên lửa tàng hình không đối đất, có tầm bắn ấn tượng lên tới 155 dặm (250 km), chỉ kém tầm xa của các đầu đạn chiến thuật ATACMS của Mỹ mà Ukraine “mong muốn” từ lâu.
Cuối tuần trước, người phát ngôn BQP Nga cho hay, nước này đã đánh chặn 2 tên lửa Storm Shadow, 2 tên lửa chiến thuật Tochka-U cùng 14 quả HIMARS và rocket Uragan chỉ trong vòng 24 tiếng.
Trong khi đó, Ba Lan đã chuyển giao lô hàng Leopard-2A4 đầu tiên cho Ukrine vào ngày 24/2, song phiên bản này là một trong những mẫu xe tăng cũ nhất vẫn còn đang hoạt động.
Các chuyên gia phân tích quốc phòng nói rằng, mẫu 2A4 được thiết kế để chiến đấu trong điều kiện có sự hộ tống của các lực lượng bộ binh và phương tiện hỗ trợ trên không mạnh mẽ khác.
Ra đời từ thời chiến tranh Lạnh, Leopard MBT không có khả năng chống đỡ thiết bị nổ tự chế (IED), tên lửa chống tăng (ATGM) hoặc các UAV cảm tử - thứ vũ khí đang là biểu tượng trong xung đột Nga - Ukraine hiện tại.
Trong khi đó, Nga đã tăng cường bảo vệ trung tâm chỉ huy và kho bãi quan trọng bằng thiết bị gây nhiễu GPS, làm giảm đáng kể độ chính xấc của các loại vũ khí như pháo phản lực HIMARS. Tổ chức tư vấn quân sự RUSI trụ sở tại Anh cho biết, “hệ thống phòng không Nga dường như đã đạt năng lực đánh chặn số lượng đáng kể các tên lửa siêu thanh M31 phóng từ HIMARS”.
Theo RUSI, quân đội Nga đang sử dụng kết hợp hệ thống theo dõi tầm xa S-300VM cùng những tổ đội S-400 để bảo vệ những mục tiêu quan trọng. Trong khi đó, phương tiện phòng không tầm ngắn của Moscow như Pantsir và Tor-M-series cũng được “cải tiến hàng loạt”, tích hợp cùng hệ thống đánh chặn tầm xa với sự hỗ trợ của radar 48Ya6 Podlets-K1.
Hiện Nga đang triển khai cụm tác chiến điện tử (EW) lớn cứ mỗi 6 dặm, thường nằm cách tiền tuyến khoảng 4 dặm. Các hệ thống này chủ yếu nhằm mục đích vô hiệu hoá máy bay không người lái của Ukraine, đặc biệt là tổ hợp Shipovnik-Aero có khả năng nguỵ tạo sóng trông giống như thiết bị điện tử bình thường để tăng tính an toàn.
RUSI cho hay Nga cũng tích hợp ít nhất một hệ thống chống máy bay không người lái, điển hình là súng gây nhiễu cho mỗi trung đội lính.
Ngoài ra, hệ thống tình báo tín hiệu (SIGINT) của nước này đã trở nên thành thạo trong việc chặn bắt và giải mã tín hiệu, ngay cả từ thiết bị mã hoá 256-bit theo thời gian thực. Quân đội Nga được cho là có khả năng gây nhiễu đài radio cách tiền tuyến 6 dặm. Với nhiệm vụ gây nhiễu tầm xa, Moscow sử dụng các loại trực thăng Mi-17 chuyên dụng.
(Theo EurAsian Times)