Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ nhưngPhạm Quốc Liêm,Đừngnghĩnôngnghiệpkhólàmgiàket qua c2 Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm),Khu nông nghiệp Công nghệ cao An Thái (KNNCNC), huyện Phú Giáo, đã tạo cho mìnhchỗ đứng khá thú vị trong công việc và cuộc sống. Bằng những suy nghĩ hết sứcchính chắn và sâu sắc, anh đã và đang thực hiện giấc mơ “thay đổi nếp suy nghĩcủa giới trẻ nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa” hiện nay. Phạm Quốc Liêm (người đứng bên bìatrái) tại Hội nghị rau sạch do Trung tâm năng suất châu Á (APO) tổ chức ở Nhậttháng 12-2011 “Bỏ phố về rừng” Sinhnăm 1980, tại xã An Sơn, TX.Thuận An, anh là con út trong một gia đình có 4 anhem trai. Từ nhỏ, anh đã lớn lên trên mảnh đất miệt vườn nhiều cây ăn trái nêntính tình vốn đã hiện hữu lòng yêu thiên nhiên, cây cảnh, hoa trái. Anh khôngngờ rằng, chính từ tình yêu này đã trở thành “cái duyên” hết sức thú vị gắn kếtanh với mô hình sản xuất nông nghiệp cao sau này. Thânthiện và cởi mở, anh đã “thắp sáng ước mơ” cho không ít bạn trẻ trên bước đườnglập thân lập nghiệp từ chính bản thân mình. Anh chia sẻ: “Thông thường ai cũngnghĩ nông nghiệp là một ngành cơ cực. Một bạn trẻ sinh ra ở vùng nông thôn chỉmong muốn học thật giỏi để chọn làm một ngành nghề khác thoát khỏi vùng nôngthôn đó. Chính bản thân mình cũng vậy. Nhưng khi đi làm rồi mình mới thấy, ởcác nước trên thế giới, nông nghiệp rất được coi trọng. Những ông chủ làm nôngnghiệp thường rất giàu có. Những công nhân làm việc trong các trang trại luôncó mức thu nhập thật cao và có thể tự đứng ra làm chủ những mảnh vườn của mìnhsau này. Nhìn lại ông bà mình cứ lặp đi lặp lại điệp khúc được mùa mất giá,được giá mất mùa, việc trồng trọt manh mún, thiếu định hướng. Từ đó càng thôithúc mình có trách nhiệm làm điều gì đó cho nền nông nghiệp của quê hương, đấtnước”. Cơ hội để thực hiện ước mơ ấy thật sự đến với anh khi năm 2008, UBNDtỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với U&I xâydựng mô hình KNNCNC. Anh đã xin tình nguyện về công tác với một niềm tin mãnhliệt về sự phát triển mặc dù đang có sự thăng tiến rất tốt trong vai trò quảnlý nhân sự, trong khi đó kiến thức về NNCNC thì chỉ mới bắt đầu. Bằngsự nỗ lực và lòng nhiệt huyết, đến nay, KNNCNC An Thái đã thu về những thànhquả bước đầu hết sức phấn khởi. Sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu Unifarmbắt đầu được thị trường chú ý và có mặt hầu khắp các hệ thống Big C, Metro,CoopMart... với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng giá cả hết sức cạnhtranh. Đó cũng chính là một trong những điểm đột phá trong chiến lược kinhdoanh nhằm để giải quyết bài toán khó giữa chất lượng sản phẩm và ý thức tiêudùng rau, quả sạch của nhiều người. Đếnnay với sự cộng tác của chuyên gia người Israel, cùng các kỹ sư nông nghiệp,KNNCNC An Thái đã dần hoàn thiện về cơ cấu tổ chức nhân sự, hệ thống kỹ thuậtsản xuất với sự tham gia của máy móc, cơ giới, hình thành nên một khu nôngnghiệp không còn “cơ cực”, giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động, thanh niênnông thôn tại địa phương. Cần tâm huyết với nghề 31tuổi đã tạo lập cho mình được những thành công có thể làm cho bạn trẻ phải mơước. Lời khuyên của anh với các bạn trẻ trên bước đường lập thân, lập nghiệp là“làm gì cũng phải có mơ ước, nhưng mơ ước ấy phải xuất phát từ khả năng vốn cócủa mình. Sau đó là không ngừng học hỏi, cái gì chưa biết phải học, phải hỏi,phải nghiên cứu không ngừng để làm chủ được tri thức, lấy tri thức biến ước mơthành hiện thực. Dám đối diện với thất bại và không từ bỏ ước mơ cũng chính lànhững yếu tố không thể thiếu”. Từbản thân anh có thể minh chứng cho điều ấy. Cũng như bao bạn trẻ khác, anh vàođời với nhiều ước mơ, hoài bão. Vốn yêu thích hình ảnh người lính trong nhữngbài văn, bài thơ thuở còn cắp sách đến trường, anh đã thi vào ngành hải quan,chuyên ngành điều tra chống buôn lậu. Đồng thời, anh còn học chuyên ngành ngữvăn Anh của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Tốt nghiệp năm2002 trong khi ngành hải quan mãi đến năm 2005 mới thi tuyển công chức, nên anhkhá vất vả trên bước đường tìm việc ban đầu. Dù vốn tiếng Anh lúc đó tương đốikhá, nhưng có lẽ do chuyên ngành học có hai chữ “điều tra” mà anh liên tục bịcác công ty từ chối ngay từ vòng nộp hồ sơ xin việc. Công ty đầu tiên mà anhđược phỏng vấn và nhận vào làm là Công ty CP Giao nhận vận tải U&I. Từ côngviệc ban đầu là làm thủ tục xuất nhập khẩu, hơn một năm sau, anh được đề bạtlàm Phó phòng và sau đó là Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự. Trong thời gian này,anh tiếp tục học thêm để có thêm bằng cử nhân QTKD, để sau đó chính thức đảmnhiệm vị trí Giám đốc nhân sự cho toàn hệ thống U&I đến năm 2008. Từ tháng6-2008, anh tham gia vào nhóm xây dựng dự án KNNCNC An Thái với vai trò Giámđốc dự án. Khi dự án chính thức được phê duyệt vào năm 2009 và Công ty CP Nôngnghiệp U&I (Unifarm) được thành lập để làm chủ đầu tư, anh được bổ nhiệmvào vị trí Phó Tổng Giám đốc, thay mặt HĐQT điều hành toàn bộ công việc. Vớinhững thành tựu đã đạt và được sự tin tưởng của lãnh đạo Tập đoàn U&I, vàotháng 4-2011, anh chính thức được đề bạt là Tổng Giám đốc của công ty. Đirất nhiều quốc gia có nền nông nghiệp để tham quan học tập kinh nghiệm nhưIsrael, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan... mới đây anh là đại diện duy nhất củaViệt Nam báo cáo về kết quả thực hiện nông nghiệp toàn cầu (Global Gap) tạiNhật Bản. Anh cho biết, chính nhờ tham gia công tác Đoàn, đặc biệt là những nămlà sinh viên nên anh đã khắc phục được sự rụt rè, nhút nhát của bản thân, từ đóhỗ trợ cho anh rất nhiều trong việc hoàn thiện các kỹ năng tiếng Anh cũng nhưtrong công việc. “Bỏphố về rừng”, biến nơi đây thành mùa xuân của những vùng rau, quả, từ nhữngviệc làm của mình, anh minh chứng một điều “người thanh niên nông thôn hoàntoàn có khả năng làm giàu từ chính mảnh đất của ông cha mình”. NGỌC TRINH |