Hôm 5/11,ốctrừngphạtcôngtyMỹtoluca đấu với américa Trung Quốc áp đặt lệnh trừng phạt đối với 13 công ty và một số giám đốc điều hành ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ để trả đũa đợt bán vũ khí mới nhất của chính quyền Tổng thống Joe Biden cho Đài Loan (Trung Quốc).
Cụ thể, 13 công ty Mỹ chịu lệnh trừng phạt của Trung Quốc có sự xuất hiện của nhà sản xuất máy bay không người lái RapidFlight và BRINC Drones. 6 giám đốc điều hành cũng bị trừng phạt như Chủ tịch Naval Power tại Raytheon và người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của BRINC Drones.
Khi công bố lệnh trừng phạt, Bắc Kinh viện dẫn luật trừng phạt nước ngoài mới được ban hành, đây là một phần trong loạt biện pháp đối phó đang mở rộng phản ánh nhiều hành động trừng phạt mà Mỹ áp dụng đối với Trung Quốc.
Lần gần nhất Trung Quốc áp đặt lệnh trừng phạt đối với công ty quốc phòng Mỹ để đáp trả việc bán vũ khí cho Đài Loan là vào tháng 9.
Động thái cấm công ty kinh doanh tại Trung Quốc không có tác dụng thực tế, vì nhiều công ty sản xuất vũ khí của Mỹ phần lớn bị cấm kinh doanh tại Trung Quốc theo hạn chế do Washington áp đặt.
"Trung Quốc ngày càng cởi mở hơn trong việc sử dụng đòn bẩy kinh tế để gây sức ép lên cường quốc bên ngoài. Tuy nhiên, xét đến việc nhà thầu quốc phòng Mỹ bị hạn chế kinh doanh với Trung Quốc, lệnh trừng phạt phần lớn mang tính tượng trưng và nhằm cảnh báo công ty quốc phòng từ các quốc gia khác không được bán thiết bị quân sự cho Đài Loan", Phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore Ja Ian Chong cho biết.
Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Nhà lãnh đạo Trung Quốc nhiều lần đề cập đến việc thống nhất hòn đảo này và Bắc Kinh tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực nếu cần thiết.