会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 Lý do nhiều nước châu Á không quan tâm tới lệnh cấm Huawei từ Mỹ_soi kèo số đề hôm nay!

Lý do nhiều nước châu Á không quan tâm tới lệnh cấm Huawei từ Mỹ_soi kèo số đề hôm nay

时间:2025-01-25 19:39:37 来源:PhongThuyBet 作者:La liga 阅读:959次

Khi thong thả hút thuốc bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore diễn ra cuối tuần trước,ýdonhiềunướcchâuÁkhôngquantâmtớilệnhcấmHuaweitừMỹsoi kèo số đề hôm nay các thành viên của phái đoàn Trung Quốc do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa dẫn đầu cảm thấy vui vẻ bất ngờ.

Họ từng nghĩ hội nghị lần này sẽ diễn ra theo kịch bản quen thuộc: Mỹ và các đồng minh tập trung công kích vào Trung Quốc, khiến họ phải một mình chống đỡ lại một loạt các phàn nàn. Nhưng năm nay, trong khi cuộc thương chiến Mỹ-Trung leo thang đang đe dọa đến sự tăng trưởng của toàn cầu, các lãnh đạo châu Á lại phê phán một số mặt trái trong đòn tấn công của chính quyền Washington nhằm vào Bắc Kinh.

{keywords}
Thương chiến Mỹ-Trung gây ảnh hưởng tới nhiều nước châu Á. Ảnh: chinaimportal

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong bài phát biểu khai mạc đã kêu gọi Mỹ chấp nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc và hạ thấp mối đe dọa mà Huawei đặt ra. Trong khi đó, một bộ trưởng của Myanmar cho rằng, những cảnh báo của Mỹ về chính sách “ngoại giao bẫy nợ” là “thổi phồng”. Hầu hết các nước châu Á đều muốn cuộc chiến thương mại kết thúc.

Nhiều nước châu Á lo ngại rằng, một cuộc đụng độ giữa hai siêu cường kinh tế Mỹ-Trung sẽ làm tổn thương các nước nhỏ hơn, nhiều nước trong số này dựa vào việc xuất khẩu để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm cho hàng triệu người. Và dù các nước châu Á coi vai trò của Washington là cần thiết để có thể kiềm chế sức mạnh của Bắc Kinh, nhưng họ cũng lo ngại ông Trump đang đi quá xa khi cố gắng ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Tháng trước, ông Trump đã quyết định đưa Tập đoàn Huawei, một trong những công ty quan trọng nhất về chiến lược của Trung Quốc vào danh sách đen. Điều này đã làm sôi động các thị trường toàn cầu, vốn đang cố gắng làm giảm tác động từ mức đánh thuế cao hơn trong cuộc chiến thương mại kéo dài hơn một năm qua, hiện đang có nguy cơ làm tăng chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngoài ra, Trung Quốc đã đe dọa sẽ trả đũa Mỹ bằng một danh sách đã được danh sách các công ty “không đáng tin cậy”, mà điều này có thể gây ảnh hưởng đến hàng ngàn công ty của nước ngoài. Hôm thứ Bảy 1/6 Bắc Kinh cho biết, nước này đã mở một cuộc điều tra nhằm vào công ty chuyển phát nhanh FedEx, sau khi có những cáo buộc công ty này cung cấp các gói bưu phẩm sai. Công ty này sau đó đã phải xin lỗi.

Các nước châu Á hiện đang bị kẹt giữa hai cường quốc. Một bên, họ đang đối mặt với áp lực từ phía Mỹ buộc những nước này phải tẩy chay thiết bị của Huawei khi triển khai mạng 5G. Ngược lại, phía Trung Quốc lại thu hút những nước này bằng những lời hứa hẹn sẽ cung cấp nguồn vốn giúp họ xây dựng cơ sở hạ tầng như cảng nước sâu và đường sắt cao tốc. Nhưng điều đó lại đặt ra một vấn đề khác: Làm sao để họ có đủ khả năng để tăng chuỗi giá trị và mang lại sự tăng trưởng trong tương lai?

“Một số, nếu không muốn nói là tất cả các nước trong khu vực, đều có thể lo ngại về rủi ro an ninh khi sử dụng các thiết bị công nghệ của Huawei, nhưng có những vấn đề khác khiến cho họ phải cân nhắc. Xét về mặt chi phí, những lời mời chào về cơ hội phát triển cơ sở hạ tầng từ Trung Quốc hấp dẫn hơn”, chuyên gia Collin Koh Swee Lean thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore nhận định.

Trong bài phát biểu của mình tại diễn đàn Shangri-La cuối tuần trước, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đã cố gắng xóa đi sự băn khoăn của các đại biểu tham gia diễn đàn khi ông cho biết, Washington đã tăng gấp đôi ngân sách cho quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu vực lên 60 tỷ USD, nhằm cạnh tranh với Bắc Kinh. Ông so sánh tầm nhìn của Mỹ về một khu vực “tự do và cởi mở”, nơi mà “sức mạnh quyết định vị trí và các khoản nợ quyết định số phận”.

Nhưng với nhiều nước châu Á, tiền của Mỹ không đủ để đáp ứng nhu cầu của họ, và các khoản tiền này thường đi kèm với nhiều sự ràng buộc. Ví dụ, Myanmar nhận định Trung Quốc là quốc gia duy nhất sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho dự án xây dựng một cảng nước sâu và khu công nghiệp trên bờ biển gần Bangladesh.

“Cuối cùng, quyền quyết định chấp nhận hay từ chối những khoản tiền như vậy lại thuộc về nước nhận chứ không phải từ Trung Quốc”, cố vấn an ninh quốc gia Malaysia Thaung Tun nói, bác bỏ lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ khiến nước này “dính bẫy nợ” để đạt được những lợi ích về chiến lược.

Những đánh giá về Huawei cũng tương tự. Nhiều nước trên thế giới đang xây dựng mạng 5G, điều này sẽ tăng cường cho kinh tế hiện đại như kết nối từ xe tự lái, nhà thông minh cho đến thuốc men tiên tiến. Quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ Andrea L. Thompson cho rằng, cần nhiều thời gian để thuyết phục các quốc gia trong khu vực tránh sử dụng công nghệ của Huawei.

“Không phải tự nhiên mà Huawei chào hàng với giá thấp nhất. Nếu bạn chấp nhận để mạng của mình trở thành mạng bẩn và không đáng tin cậy, bạn sẽ phải trả một cái giá tương ứng”, bà Thompson phát biểu tại diễn đàn Shangri-La.

{keywords}
Nhiều nước châu Á bất chấp vấn đề an ninh vẫn muốn dùng thiết bị của Huawei. Ảnh: baalis

Tuy nhiên, nhiều nước châu Á không thực sự tin vào lập luận này của Mỹ. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã ca ngợi Huawei vào tuần trước, và ông tuyên bố Malaysia sẽ dùng công nghệ của Huawei nhiều nhất có thể. Còn ông Rufino Lopez Jnr, một quan chức thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines nói hôm 2/6 rằng, thật khó để biết liệu tập đoàn Apple của Mỹ có tiềm ẩn các rủi ro bảo mật tương tự Huawei hay không. “Bạn chẳng thể biết chắc điều này”, ông nói.

Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc các nước châu Á đang dang rộng vòng tay với Trung Quốc. Các diễn giả tại Đối thoại Shangri-La đã chỉ trích hành động quyết liệt của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp thuộc khu vực Đông Nam Á, nhất là những yêu sách về chủ quyền phi lý và những động thái có thể gây cản trở quyền tự do hàng hải trong khu vực.

Tuy nhiên, những phản ứng không quá quyết liệt này của lãnh đạo một số nước châu Á cho thấy, những nước này vẫn cần tận dụng sự phát triển của Trung Quốc để đạt được lợi ích kinh tế nhưng họ không muốn phụ thuộc vào Bắc Kinh đến mức Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng chính trị đến đất nước của họ. Việc đảm bảo sự cân bằng trong mối quan hệ như vậy hoàn toàn trái ngược với các chính sách quyết liệt mà Washington đang sử dụng.

“Các nước trong khu vực không thể hoàn toàn đứng về phía Mỹ. Họ ở trong cùng khu vực với một láng giềng hùng mạnh nên họ luôn phải thực tế và linh hoạt”, ông Lynn Kuok, một học giả thuộc Trung tâm Trung Quốc Paul Tsai nhận định.

Tuấn Trần

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Họa sĩ 74 tuổi, ngồi xe lăn ra mắt sách "50 năm hội họa"
  • Giải mã tuyển Indonesia: Cần chiêu mới từ HLV Troussier
  • HLV Trung Quốc tuyên bố thắng tuyển Việt Nam
  • Bồ Đào Nha vô địch World Cup Futsal 2021
  • Lạng Sơn điều chỉnh dự án khách sạn, sân golf Hoàng Đồng
  • Đề thi cuối kì 1 lớp 10 môn Ngữ Văn 2022 trường THPT Trưng Vương TP.HCM
  • Điều gì xảy ra nếu trùm IS bị tiêu diệt?
  • 3 giáo viên TP.HCM được bổ nhiệm Phó hiệu trưởng từ thi tuyển
推荐内容
  • Sở Kiều truyện tập cuối: Khán giả tức giận vì kết phim vô lý
  • Tuyển Việt Nam đấu Hàn Quốc, chơi một trận hết sức xem sao!
  • Nữ VĐV điền kinh có nụ cười làm chao đảo Olympic Tokyo 2021
  • Chelsea tung chiêu cuối giữ chân Rudiger
  • Truy tố người mẹ quay clip ghi cảnh người tình hành hạ con ruột
  • Tin bóng đá 20/2: MU ký Koulibaly, Liverpool lấy Kessie