游客发表
发帖时间:2025-01-10 14:45:27
Brian Taylor hiện đang là giám đốc của Ivy Coach – một công ty có trụ sở ở Manhattan chuyên tư vấn cho các gia đình làm thế nào để con em họ vào được các trường đại học danh giá nhất nước Mỹ. Nhiều khách hàng của anh là người Mỹ gốc Á,ườngMỹđềcaođadạngmọtsáchchâuÁbịtừchốkèo bong đá 88 và Taylor đã rất thẳng thắn với họ về chiến lược của mình.
“Trong khi chính sách tuyển sinh này còn đang gây tranh cãi thì việc mà chúng tôi làm là giúp họ trông có vẻ ít chất Á đông hơn khi nộp hồ sơ” – anh nói.
Nghe có vẻ khác thường nhưng sinh viên Mỹ gốc Á đang chiếm một tỷ lệ mất cân đối ở các trường Ivy so với các trường bình thường.
Và đó chính là vấn đề.
Sinh viên Mỹ gốc Á đang chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong các trường đại học danh giá của Mỹ |
Một số người gọi đó là rào cản về chỉ tiêu chủng tộc. Họ lấy ví dụ về những sinh viên gốc Á có điểm SAT, GPA hoàn hảo nhưng lại bị các trường ưu tú từ chối. Bởi các trường đang muốn giới hạn việc nhận sinh viên gốc Á. Điều này khiến sinh viên châu Á phải đáp ứng những tiêu chuẩn cao hơn các nhóm dân tộc khác, trong đó có người da trắng.
Chính vì thế nhiều người gốc Á đã đệ đơn kiện các trường danh tiếng, trong đó có vụ kiện ngày 15/5. Một nhóm người gốc Á đã kiện Harvard và các trường Ivy khác vì chỉ tiêu chủng tộc mà nhận các ứng viên có khả năng thấp hơn các ứng viên gốc Á.
Do đó, một số gia đình tìm tới các công ty tư vấn để giúp con em họ đứng ngoài cuộc cạnh tranh này và tránh cái mà James Chen gọi là “cú sút phạt châu Á” trong tuyển sinh.
Chen thành lập công ty tư vấn cách đây 20 năm nhằm xử lý cái mà ông gọi là sự thiên vị trong tuyển sinh. “Các cán bộ tuyển sinh đang nhìn thấy một đống người giống nhau: điểm thi cao, nhiều em chơi nhạc cụ và không có ý định tham gia các môn thể thao cần nhiều thể lực hơn như bóng đá” – ông Chen nói.
Nếu như các em đến với ông từ khi còn học trung học, Chen sẽ khuyên các em nên “chuyển sang một loại nhạc cụ khác” hoặc “chơi một môn thể thao nào đó khác đi”.
Còn với bài luận, đừng viết về gia đình nhập cư của mình nữa – ông nói. “Đừng viết về chuyện gia đình bạn tới từ Việt Nam với 2 đô la trong túi, ngồi trên một chiếc thuyền ọp ẹp, rồi thoát khỏi miệng cá mập để tới đây”.
Một trong những khách hàng tới từ New York của Chen là một cô gái từng học trường công tốp đầu – nơi mà hơn một nửa học sinh của lớp là gốc Á. Cô có điểm SAT hoàn hảo, là thủ khoa, lớp trưởng, đội trưởng đội tuyển cầu lông.
Bố cô – người yêu cầu giấu tên – chia sẻ với Globe rằng ông đã liên hệ với công ty tư vấn Asian Advantage từ khi con gái đang học năm thứ 2 phổ thông. Ông và vợ di cư từ Trung Quốc tới Mỹ và con gái họ được sinh ra trên đất Mỹ. “Nói chung, chúng tôi có ấn tượng là vào đại học với người Mỹ gốc Á không hề dễ dàng” – ông nói.
Chen cho biết ông đã làm việc với cô bé này để “làm giảm chất châu Á trong hồ sơ của cô”. Cô bé chơi piano, nhưng ông khuyến khích cô tham gia biểu diễn ở nhà hát. Cầu lông không phải là một lợi thế trong hồ sơ xin học: quá nhiều học sinh châu Á chơi những môn thể thao liên quan tới vợt. Và cô cũng phải tránh nói rằng cô thích môn sinh học và muốn trở thành bác sĩ”
“Điều đó có nghĩa là cô ấy đang coi nhẹ những môn khoa học xã hội” – ông Chen nói.
Và kết quả là cô được nhận vào Harvard.
Coi trọng sự đa dạng hơn thành tích học tập là lý do khiến nhiều trường hàng đầu của Mỹ bị kiện |
Tại Ivy Coach, nhiều lời khuyên mà Taylor đưa cho khách hàng của mình cũng giống với Chen. Anh nói với họ rằng hãy cẩn thận, đừng để bạn trông giống như một con mọt sách. “Các trường không muốn sinh viên của mình quá quan tâm tới điểm số. Họ chỉ cần những đứa trẻ thích thú với việc học tập”.
Ivy Coach cung cấp một “gói không giới hạn” có giá 100.000 USD, bao gồm hỗ trợ học sinh trong suốt năm học trung học và mọi thứ cần cho hồ sơ xin học như: bài kiểm tra, bài luận, thư giới thiệu.
Cuộc tranh luận về châu Á cũng là một khía cạnh khác trong cuộc tranh luận về tính đa dạng và đặc quyền trong giáo dục đại học. Một số trường và những người ủng hộ cho rằng tính đa dạng nên được xác định bằng những lớp học kinh tế- xã hội kết hợp, hơn là đa dạng về chủng tộc hay sắc tộc.
Nhiều người chỉ ra rằng, mặc dù người châu Á có một khuôn mẫu riêng nhưng vẫn có sự đa dạng nhất định trong đó: những người đến từ Ấn Độ, Trung Quốc hay các quốc gia Đông Nam Á khác nhau họ đều khác nhau rất nhiều.
Lại là một câu chuyện khác nếu như ở thời của phụ huynh các em. Cách đây 40 năm, Joe Chow không hề cảm thấy có rào cản khi là người châu Á. Ngược lại, điều đó có lợi cho ông.
“Đầu những năm 70, người Mỹ gốc Á vẫn là thiểu số” – ông nói. “Vì thế, chúng tôi hưởng lợi từ các phong trào dân quyền. Ông Chow tốt nghiệp ĐH Brandeis và lấy bằng MBA tại MIT.
Ông Chow và vợ, bà Selina hiện là chủ tịch hội đồng quản trị của Trung tâm Chinatown Boston. Họ khuyến khích con cái tập trung vào tiếng Anh, thuyết trình và biểu diễn.
“Gia đình chúng tôi có quan điểm hoàn toàn không giống các gia đình châu Á điển hình. Selina và tôi rất thoải mái với việc bọn trẻ được học trong một nền giáo dục đại cương tốt”.
Con gái cả của họ học ở ĐH Northwestern, con trai thì học ở Skidmore College, còn con gái út đang là sinh viên của Colby College. Một số bạn bè châu Á của họ thường hỏi tại sao họ lại “lãng phí thời gian” vào các môn đại cương hơn là toán và khoa học.
Luật sư của Harvard khẳng định rằng chính sự đa dạng trong các lớp học giúp sinh viên của họ chuẩn bị tốt hơn cho việc sống và làm việc trong một thế giới ngày càng đa dạng |
Tại Ivy Coach, việc khó nhất đôi khi lại là làm việc với các phụ huynh. “Người gốc Á cực kỳ ganh đua lẫn nhau” – Taylor nhận xét. “Họ muốn gây ấn tượng”. Rất ít những phụ huynh này giới thiệu công ty anh với một người khác. “Không ai muốn người khác biết họ đang nhờ tới chúng tôi”.
Số sinh viên gốc Á thành tích cao nộp hồ sơ vào trường tốp đầu đã tăng vọt trong thập kỷ qua. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, người gốc Á thuộc nhóm có thu nhập cao nhất, học vấn cao nhất và phát triển nhanh nhất nước Mỹ.
Tại Princeton, 21% sinh viên niên khóa 2018 là người Mỹ gốc Á. Ở Harvard con số này là 20%. Trong khi người gốc Á chỉ chiếm khoảng 5% dân số Mỹ.
“Tôi nghĩ rằng lượng người Mỹ gốc Á thành công đã đạt đến đỉnh điểm” – Elliot Place, người điều hành công ty tư vấn giáo dục 1on1 khẳng định. Cũng giống như tất cả các sinh viên học giỏi ở mọi dân tộc, người gốc Á “biết cách đạt điểm SAT cao và họ học rất giỏi môn toán và khoa học. Tôi nghĩ rằng họ thất vọng khi những điều này không phải là điểm cộng trong hồ sơ”.
Câu hỏi được các phụ huynh, học sinh, thậm chí là cả các luật sư đặt ra là: Đây liệu có phải là phân biệt đối xử không, hay sự đa dạng đang khiến họ điêu đứng?
Trong một vụ kiện năm 2014 chống lại Harvard và ĐH Bắc Carolina, Hội Sinh Viên Đấu Tranh Vì Tuyển Sinh Công Bằng khẳng định rằng cả 2 trường này đã phân biệt đối xử với các ứng viên châu Á vì lợi ích của những sinh viên Mỹ gốc Phi và Mỹ La tinh không xuất sắc bằng họ.
Vụ kiện trích dẫn một nghiên cứu của ĐH Princeton năm 2009 về 7 trường đại học hàng đầu, trong đó các trường này nói rằng một ứng viên châu Á cần có điểm SAT trung bình 1460 mới có thể đỗ, trong khi sinh viên da trắng có trình độ học vấn tương tự chỉ cần 1320 điểm, người Tây Ban Nha cần 1190 điểm, còn người da đen chỉ cần 1010 điểm.
Luật sư của Harvard – ông Robert Iuliano đã bảo vệ chính sách tuyển sinh của trường. “Như Tòa án tối cao đã nhiều lần công nhận, một lớp học đa dạng ở nhiều khía cạnh trong đó có đa dạng chủng tộc sẽ làm thay đổi trải nghiệm giáo dục của sinh viên từ mọi nền tảng và là bước đệm để các cử nhân của chúng tôi bước ra một thế giới ngày càng đa nguyên” – ông nói.
Và không phải tất cả người Mỹ gốc Á đều ủng hộ hành động pháp lý này. “Không ai trong chúng ta tin rằng bất cứ dân tộc hay chủng tộc nào phải phụ thuộc vào các chỉ tiêu” – Karen Narasaki và Michael Yaki tới từ Ủy ban Dân quyền Hoa Kỳ khẳng định. “Không ai trong chúng ta tin rằng chỉ có điểm thi quyết định một ai đó có được gia nhập Harvard hay không. Các sinh viên còn sở hữu rất nhiều thứ ngoài điểm thi”.
Năm ngoái, Harvard nhận được 37.305 hồ sơ cạnh tranh cho 1.990 suất học niên khóa 2019. Stanford chỉ chọn 2.144 sinh viên trong số 42.487 hồ sơ.
Tại Trường Trung học Newton North – nơi mà 12% học sinh là gốc Á, tư vấn viên hướng nghiệp Brad MacGowan nói rằng ông không nghe thấy những than phiền từ sinh viên gốc Á về việc bị thiên vị. “Tôi không thấy nạn nhân nào quanh đây. Những em có ý định vào đại học đều đang rất ổn và các em biết rằng sự cạnh tranh là như nhau với tất cả mọi người”.
Tại Học viện Milton, Rod Skinner – giám đốc tư vấn hướng nghiệp của trường cũng đồng ý rằng áp lực không chỉ dành riêng cho học sinh gốc Á.
Joey Kim tới từ Chicago là một trong số sinh viên được nhận vào Harvard. Bố mẹ và em gái cậu mới tới dự lễ tốt nghiệp của Kim vào tuần trước. Kim, năm nay 23 tuổi cũng được các trường danh giá khác nhận vào, trong đó có Yale.
Đúng vậy, cậu ấy sở hữu điểm SAT hoàn hảo, GPA xuất sắc và là người chơi dương cầm đầu tiên trong dàn nhạc ở trường trung học. Kim từ Hàn Quốc tới Mỹ năm 8 tuổi khi chưa hề biết một từ tiếng Anh. Vậy điều gì đã khiến anh khác với những ứng viên Mỹ gốc Á khác?
“Tôi yêu sân khấu ở trường trung học, và đã tham gia rất nhiều vở kịch cũng như thực hiện nhiều bài thuyết trình” – cậu nói.
Kim có cảm thấy bất lợi ở các trường danh giá không khi là người châu Á? “
“Thật khó nói, bởi vì tôi vào đây thuận buồm xuôi gió. Cá nhân tôi thấy mình bị vướng vào hai cảm xúc: lo lắng về môi trường đa dạng ở đây và vui mừng khi được vào trường. Tuy nhiên, tôi cũng hiểu được cảm giác suy sụp của những người có thành tích cao mà không được nhận”.
Em gái Kim là một trong số đó. Jesscica, 18 tuổi đã nộp đơn vào 10 trường tốp đầu và được 5 trường nhận. “Tôi không được nhận vào Yale, Harvard và nằm trong danh sách chờ của Princeton” – cô chia sẻ. Và cô sẽ chọn học ĐH Pennsylvania vào mùa thu năm nay.
Mặc dù hài lòng với kết quả nhưng Jessica cũng cho biết các bạn cùng lớp có thành tích tương tự cô nhưng thuộc chủng tộc khác được nhận vào những trường đã từ chối cô. “Nhìn chung, tôi nghĩ rằng việc là người châu Á đã làm tôi tổn thương” – Jessica nói.
Nguyễn Thảo(Theo Boston Globe)
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接