发布时间:2025-01-11 11:32:49 来源:PhongThuyBet 作者:La liga
Đến ngày 15/10,êmhàngnghìnngôinhàchohộnghèoHàNộket quà bong da TP Hà Nội đã hoàn thành chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo với 4.166 ngôi nhà được xây dựng, sửa chữa.
Nhà mới cho người nghèo
Ông Nguyễn Thế Thêm, ở thôn Thụy Hà, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh là một trong nhiều gia đình trên địa bàn TP Hà Nội được hỗ trợ xây dựng nhà mới trong năm 2018. Để có được căn nhà mới gần 60 m2, gia đình ông Thêm được Quỹ vì người nghèo của huyện và xã hỗ trợ 35 triệu đồng và tặng một số đồ dùng sinh hoạt thiết yếu. Với mái ấm mới, ông Thêm rất phấn khởi, ông cho biết sẽ cố gắng làm việc để đời sống ngày một tốt hơn.
Theo Kế hoạch 29/KH-UBND ngày 25/1/2018 của UBND TP Hà Nội về hỗ trợ nhà ở hộ nghèo trên địa bàn, năm 2018 toàn thành phố có hơn 4.000 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở. Tính đến hết ngày 15/10, TP Hà Nội đã hoàn thành chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo. Tổng số nhà đã được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa là 4.166 nhà, trong đó, xây mới là 2.509 nhà, sửa chữa là 1.657 nhà.
Trong tổng số nhà được hỗ trợ, có 3.058 nhà được hỗ trợ kinh phí xã hội hóa và được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội; 898 nhà được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội (hộ thuộc diện được hỗ trợ nhưng đã thoát nghèo).
Có 210 nhà của 13 huyện, thị xã do các tổ chức khác hỗ trợ kinh phí ngoài. Một số huyện, thị xã có số nhà xây dựng, sửa chữa cao hơn so với Kế hoạch như huyện Phú Xuyên (tăng 231 nhà), huyện Thường Tín (tăng 222 nhà), huyện Đông Anh (tăng 128 nhà).
Tổng kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo của Hà Nội trong năm là 423,552 tỷ đồng. Trong đó, UBND Thành phố đã trích ngân sách 108,525 tỷ đồng ủy thác qua Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội Thành phố và phân bổ cho các huyện, thị xã đảm bảo 100% kế hoạch. Nguồn xã hội hóa Thành phố, UBND Thành phố đã huy động và phân bổ 26,23 tỷ đồng cho 15 huyện, thị xã đảm bảo 100% Kế hoạch.
Với sự vào cuộc của cộng đồng, những hộ nghèo có nhu cầu cải thiện về nhà ở trên địa bàn Hà Nội được hỗ trợ tối thiểu 45 triệu đồng/nhà xây mới, 35 triệu đồng/nhà sửa chữa. Trong đó, 25 triệu đồng được vay ưu đãi không lãi suất trong thời hạn 15 năm.
Hướng đến giảm nghèo đa chiều
Năm 2018 là năm thứ ba TP Hà Nội thực hiện chuyển đổi phương pháp tiếp cận nghèo từ đơn chiều sang đa chiều và thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Thành phố đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt quan tâm chính sách cho người nghèo.
Từ năm 2016 đến nay, chuẩn nghèo trên địa bàn Hà Nội là 1,1 triệu đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1,4 triệu đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Việc chuẩn nghèo của Hà Nội được điều chỉnh theo hướng tăng cao tạo điều kiện mở rộng thêm nhiều đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được hưởng các chính sách hỗ trợ.
Trên địa bàn thành phố, người nghèo không chỉ được hỗ trợ về xây mới, sửa chữa nhà ở, mà còn được tạo điều kiện học tập, làm việc để chủ động thoát nghèo. Từ năm 2013 đến nay, TP Hà Nội mở hơn 4.000 lớp dạy nghề trình độ sơ cấp cho hơn 100 nghìn người, trong đó có gần 20 nghìn người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật… Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và mạng lưới sàn giao dịch việc làm vệ tinh liên tục tổ chức các phiên giao dịch việc làm để lao động nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận với thông tin về thị trường lao động và cơ hội việc làm.
Ngoài ra, 100% người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.
Bên cạnh hình thức hỗ trợ trực tiếp dựa vào nhu cầu của từng gia đình, các ngành, địa phương còn đầu tư một số chương trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, miền núi, những địa bàn còn nhiều khó khăn giúp người dân có thêm việc làm, thu nhập. Tiêu biểu như mô hình trồng và chế biến thuốc nam ở xã Ba Vì, trồng, chăm sóc cây chè, chế biến chè búp khô ở các xã Ba Trại, Vân Hòa, Yên Bài (huyện Ba Vì); mô hình trồng hoa ly, chuối tiêu hồng ở các xã Yên Bình, Tiến Xuân (huyện Thạch Thất), mô hình phát triển chăn nuôi, làm du lịch ở xã An Phú (huyện Mỹ Đức)…
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trên địa bàn Thủ đô giảm nhanh, bền vững. Đầu năm 2017, tỷ lệ này giảm xuống còn 2,37% và tiếp tục giảm xuống còn 1,69% vào đầu năm 2018. Trong năm 2018, toàn Thành phố ước giảm hơn 7.500 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 1,3% vào cuối năm 2018, vượt chỉ tiêu đề ra. Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm xuống dưới 1% và người nghèo được hưởng các chính sách an sinh xã hội.
Minh Minh - Mai Hương
相关文章
随便看看