- Mới nghỉ ở nhà vài tháng,ềnbạckhôngthànhvấnđềcôđếncàngnhiềucàngtốkq bing da cuộc sống thấy đã trì trệ ghê gớm. Tôi tự nhủ, chắc mình lại phải đi thôi, hoặc kiếm việc để ra khỏi nhà.
Một buổi, đã vào khoảng chiều chiều, thấy điện thoại di động rung, tôi tự nhủ, quái lạ, ai biết được số di động mới của mình? Người gọi đến hoá ra không lạ, là một người hàng xóm từng quen biết ngày xưa, đã lâu không liên hệ, bà gọi cho tôi tất có việc gì nhờ vả.
Bà không vòng quanh gì hết, bà hỏi tôi, nếu tôi tới nhà bà chơi, một tiếng bao nhiêu tiền? Tôi ngạc nhiên hỏi, tới để làm gì? Tới để giúp bà, tới làm gì cũng được, nhưng cứ đến nhà bà, tiền nong thế nào bà trả hết. Đến càng nhiều càng tốt.
Tôi ngạc nhiên quá sức, tôi bảo, nếu bác cần cháu giúp chuyện gì thì khi nào rảnh cháu sẽ tới thăm, còn bây giờ, cô Osin nhà cháu đang nghỉ phép về quê độ… một tháng, cháu phải bò ra mà làm việc nhà, thời gian tắm một ngày còn chẳng đủ lâu nữa là đi đâu.
Nhà văn Trang Hạ: "Thôi thì tôi ở lại nhà bế con, nghèo tí cũng được" |
Bà nói, không, bận mấy cũng phải đến, ít nhất thì cũng phải đến hai buổi tối một tuần. Tôi bắt đầu thấy hơi khó hiểu và hơi khó chịu với đề nghị áp đặt này.
Hoá ra, đầu dây bên kia thổ lộ nỗi đau khổ của gia đình bà bấy lâu nay. Đứa cháu trai duy nhất quý hoá trong nhà, cho ăn học tử tế, mà lại chỉ thích bạn bè chơi nhởi, không chịu nghe lời bố mẹ ông bà xếp đặt cho một con đường tương lai theo ý họ.
Bà cho biết, bà với ông đều làm lãnh đạo cao cấp, con bà, dâu rể bà, đều là thạc sĩ tiến sĩ ở Mỹ, làm các Viện nghiên cứu, làm lãnh đạo, đi nước ngoài quanh năm. Vì thế ít thời gian dạy dỗ con. Và đứa cháu trai duy nhất ấy, giá mà nó muốn du học nước ngoài, làm thạc sĩ tiến sĩ như bố mẹ nó, hay nó đòi học cả đời thì cả gia đình đều sẵn lòng cho nó thoả nguyện. Thế nhưng nó lại thờ ơ với những sự chăm sóc của gia đình bà.
Nó cũng học đại học, nhưng không theo ý nguyện gia đình. Tốt nghiệp xong nó không chịu “phấn đấu” đạt bằng cấp tiến sĩ như bố mẹ, thì gia đình cũng phải chịu, không trở thành học giả thì đi làm cũng được.
Nhưng giờ, đã thu xếp cho nó vào một chỗ tốt ở một tập đoàn tốt, nhưng nó cũng chẳng tha thiết nốt. Nó không hút chích ma tuý, nó không nghiện ngập cờ bạc giai gái, nó không nói dối lừa đảo, nó không lười biếng ỷ lại, nó không ăn chơi hàng hiệu loè loẹt, vứt tiền qua cửa sổ, nó không có gì đáng phải phàn nàn, trừ việc nó chỉ ưa giao đãi bạn bè, đi đó đây, mê Trang Hạ, và không chấp nhận những tương lai gia đình sắp đặt cho nó.
Đầu dây bên kia mất chừng mười lăm phút trút những nỗi lo âu, buồn bã, sợ hãi của một bậc phụ huynh, bậc bố mẹ ông bà, bà nói ngay rằng, bây giờ chỉ có tôi mới có thể cứu vớt thằng bé kia.
Tôi sẽ có vị trí như một bác sĩ chữa trị tâm lý cho nó. Nó thích tôi lắm, nó sẽ nghe lời tôi. Bà chỉ cần tôi đến chơi một thời gian, thủ thỉ tâm sự, trao đổi, uốn nắn nó để nó sẽ trở thành người như gia đình mong muốn: Một công chức, một cán bộ kinh doanh, một nghiên cứu sinh ở nước ngoài, thậm chí một ông chủ nếu nó thích. Nhưng đừng như nó hiện giờ. Và tôi lấy cớ gì đến cũng được, dạy gia sư, đến thăm, đến chơi, tình cờ ghé qua, bà sẽ trả tiền cho tất cả những cuộc ấy, bất cứ mức giá nào tôi thích.
Tôi chỉ nhỏ nhẹ, cháu không đến đâu, và bác cũng không trả nổi mức tiền thù lao của cháu đâu.
Tôi nhớ lại láng máng một cậu bé đẹp trai học một trường Kinh tế của thủ đô, thỉnh thoảng gửi lời nhắn cho tôi qua blog Trang Hạ, cũng chỉ là hỏi thăm thông thường. Tôi không trả lời những tin nhắn ấy vì không có thời gian. Tôi không biết cậu ấy đã tốt nghiệp đại học, cậu ấy cũng không kể cho tôi biết, gia đình cậu ấy kỳ vọng những gì ở cậu, bà cậu là một người quyết đoán và áp đặt thế nào.
Cậu cũng không kể với tôi, tất nhiên, về khoảng cách quá lớn giữa cậu và gia đình cậu. Thế nhưng việc cả nhà cậu đều biết cậu thích tôi, nghe lời tôi, hẳn đã phải là một quả bom nổ giữa gia đình trí thức và nhiều danh hiệu ấy.
Và hẳn cả gia đình đã họp bàn kỹ rồi mới quyết định, gạt bỏ sự kiêu hãnh sang một bên để gọi điện cho tôi, ra lệnh cho tôi tới nhà để giúp “điều chỉnh” quan niệm sống của con họ, với câu nhấn mạnh liên tục mỗi 2-3 phút nói: “Tiền bạc không thành vấn đề!”
Một tiếng của tôi đáng giá bao nhiêu?
Tôi từ chối ngay lập tức, vì tôi bất giác liên tưởng tới nghề làm gái gọi. Định giá theo thời gian và theo hạng khách. Một tiếng của Trang Hạ đáng giá bao nhiêu tiền? Mỗi phút một đô la? Mỗi tiếng một triệu? Mỗi tối hai trăm đô? Đã từng có người ngồi mấy tiếng máy bay chỉ để được ngồi uống cà phê với Trang Hạ nửa tiếng.
Cũng có những người muốn gặp mặt tôi trong đời thực xem thế nào nên gửi tới một hợp đồng có giá trị. Cũng có những người vì muốn được làm quen nên nhờ bố mẹ nói chuyện với tôi trước. Tất cả những điều ấy đều dễ thương, tôi đều trân trọng, vì nó làm tôi biết rằng họ đều có thiện chí, họ sẵn sàng, họ tôn trọng tôi. Dù cách bày tỏ của họ khác nhau.
Còn cậu bé, tôi lại muốn cậu, nếu quả thật cậu như họ mô tả, thì cậu hãy cứ sống theo cách cậu cảm nhận, làm những việc cậu cho là phù hợp với bản thân, và nhất thiết phải tìm cách thoát ra khỏi sự áp đặt của gia đình.
Tôi mới giao tiếp mười phút qua điện thoại tôi đã không chịu nổi, không tìm được tiếng nói chung với gia đình cậu, thì cậu cả đời làm sao không tránh khỏi những lúc xung đột, tránh sao khỏi lúc quan điểm khác biệt, giá trị quan khác biệt?
Chắc chắn cậu sẽ mừng khi gặp tôi nhưng sẽ thất vọng sâu sắc khi biết số tiền chuyển khoản mà Trang Hạ được nhận...
Tôi không phải là không muốn giúp đỡ người khác, nhất là khi người ta đã đề nghị. Nhưng tôi sẽ đứng ngoài mối quan hệ của gia đình ấy, vì bản thân họ đã tự định vị được họ trong đời sống.
Họ mới là người cần được điều trị tâm lý, tuy nhiên, tôi không thích kiếm tiền theo cách đó. Tôi không thích sự trưởng giả, tôi càng sợ sự áp đặt. Và tôi tin cậu bé sẽ tự cân bằng đời mình giữa mong muốn của cậu và áp lực gia đình.
Ai rồi cũng trưởng thành và tìm được sự hài hoà, ai chẳng vậy?
Thôi thì tôi ở lại nhà bế con, nghèo tí cũng được.
Mình có ông anh họ, con sắp tốt nghiệp đại học. Một hôm ông gọi mình đến giọng rất hệ trọng: "Anh xin cô ý kiến để định hướng tương lai cho thằng cu nhà anh!"
顶: 36踩: 83261
评论专区