Chính phủ vừa tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm triển khai các kế hoạch nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Trong đó,ểnkhaikếhoạchnângcaochấtlượnggiảiquyếtthủtụchànhchíkeo bong da hom nay điểm nhấn quan trọng là Quyết định số 985/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ về “Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC”.
Mô hình Trung tâm Hành chính công Bình Dương đã phát huy hiệu quả tích cực trong công tác giải quyết TTHC cho người dân, tổ chức trong thời gian qua
Không để người dân phàn nàn về TTHC
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã nhấn mạnh như thế tại hội nghị. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho rằng, những năm qua, công tác giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp từng bước có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần hạn chế phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực, nâng cao trách nhiệm và tính minh bạch của các cấp trong giải quyết TTHC, đồng thời, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện TTHC. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong quá trình giải quyết TTHC hiện nay của nhiều bộ, ngành, địa phương còn tồn tại, người dân còn phản ánh, phàn nàn về trình độ và ứng xử của một bộ phận công chức tại bộ phận một cửa, tình trạng để quá hạn trong giải quyết hồ sơ, TTHC được đề cập qua báo chí, công luận.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nói, trong quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và trình độ dân trí càng được nâng cao thì việc hoàn thiện bộ máy phục vụ nhân dân, nâng cao chất lượng phục vụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là trong các giao dịch giữa người dân và cơ quan nhà nước là nhiệm vụ cấp thiết. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đánh giá thẳng thắn, khách quan những hạn chế, bất cập trong công tác giải quyết TTHC, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, đề ra các giải pháp tháo gỡ và nâng cao chất lượng hoạt động và giải quyết TTHC. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ còn lưu ý lãnh đạo các địa phương cần chú ý các giải pháp tổ chức, vận hành Trung tâm Hành chính công, bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả, phát huy cao nhất vai trò của cán bộ công chức được cử ra làm việc tại bộ phận một cửa, tránh tình trạng công chức bộ phận một cửa như là văn thư cấp cao như trước đây.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đề ra các giải pháp triển khai xây dựng và vận hành các hệ thống công nghệ thông tin và cung ứng dịch vụ công trực tuyến, vai trò của các bộ, ngành có liên quan trong quản lý, vận hành, xây dựng các hệ thống này nhằm nâng cao chất lượng giải quyết TTHC.
Tập trung thực hiện tốt Nghị định 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ
Báo cáo của Văn phòng Chính phủ cho biết, chủ trương nhất quán của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC đã được cụ thể hóa thành các quy định và ngày càng hoàn thiện. Cụ thể gần đây nhất là Quyết định số 985/ QĐ-TTg của Chính phủ ngày 8-8-2018 ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/ NĐ-CP của Chính phủ về “Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC”. Kế hoạch tập trung vào một số nhóm giải pháp như hoàn thiện thể chế với việc tập trung ban hành một số văn bản hướng dẫn, bảo đảm thực hiện nghị định như các thông tư hướng dẫn, quy định chi tiết một số điều của Nghị định 61/NĐ-CP, Thông tư hướng dẫn về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận một cửa…
Nhóm giải pháp về kiện toàn tổ chức, trụ sở, trang thiết bị cho Bộ phận một cửa các cấp, ban hành quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết hành chính tại Bộ phận một cửa theo hướng nâng tỷ lệ giải quyết “4 tại chỗ”, phát huy cao nhất hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức được cử ra làm việc. Nhóm giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Trong đó, thiết lập Cổng dịch vụ công quốc gia và đưa vào vận hành năm 2019, xây dựng hoặc nâng cấp Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh; bảo đảm mỗi bộ, ngành, địa phương chỉ có một Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa thống nhất, kết nối, liên thông các hệ thống thông tin này với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký kinh doanh và Cổng thanh toán tập trung quốc gia để hỗ trợ xác thực thông tin người dân, doanh nghiệp, có thể thanh toán phí, lệ phí trực tuyến.
Theo kế hoạch của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp chủ động triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Kế hoạch này theo nhiệm vụ được phân công và xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2018- 2020, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, đúng tiến độ. Định kỳ hàng quý báo cáo tình hình thực hiện và kết quả triển khai Nghị định và Kế hoạch này, lồng ghép trong báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC về Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, bảo đảm tại Trung tâm phục vụ hành chính công thực hiện tại chỗ đối với tối thiểu 20% TTHC thường xuyên phát sinh hồ sơ; tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện thực hiện tại chỗ đối với tối thiểu 50% TTHC thường xuyên phát sinh hồ sơ.
Để tiện việc liên hệ cũng như trả lời những phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp liên quan cụ thể đến TTHC, Phòng Kiểm soát TTHC - Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương đề nghị người dân khi gửi đơn kiến nghị cần ghi rõ địa chỉ nơi ở, số điện thoại liên lạc và tóm tắt ngắn gọn nội dung cần kiến nghị. Mọi phản ánh, kiến nghị về quy định, TTHC xin liên hệ theo địa chỉ: Phòng Kiểm soát TTHC; ĐT: (0274) 3.835.029; địa chỉ email: [email protected]