您的当前位置:首页 >Nhận Định Bóng Đá >Tiến sĩ Phật học được những trường nào đào tạo?_kèo bong da tv 正文

Tiến sĩ Phật học được những trường nào đào tạo?_kèo bong da tv

时间:2025-01-25 22:21:21 来源:网络整理编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Tin thể thao 24H Tiến sĩ Phật học được những trường nào đào tạo?_kèo bong da tv

Năm 2018,ếnsĩPhậthọcđượcnhữngtrườngnàođàotạkèo bong da tv được sự cho phép của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội và Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM đã tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ Phật học khóa đầu tiên. Trong khoảng thời gian này, Viện Trần Nhân Tông - ĐH Quốc gia Hà Nội cũng thí điểm đào tạo tiến sĩ Phật học. 

Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM tuyển sinh đào tạo tiến sĩ Phật học theo hình thức xét tuyển áp dụng cho tất cả các đối tượng Tăng Ni và cư sĩ Phật tử.

Về văn bằng, người học phải có bằng thạc sĩ đúng ngành Phật học hoặc bằng thạc sĩ ngành phù hợp; bằng thạc sĩ gần ngành Phật học...

{keywords}
Học viên trong lễ tốt nghiệp tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM (Ảnh: Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM)

Trong thời hạn 3 năm, người dự tuyển là tác giả (hoặc đồng tác giả) có tối thiểu một bài nghiên cứu hoặc báo cáo liên quan lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí hoặc kỷ yếu hội thảo chuyên ngành.

Với đề cương nghiên cứu luận án tiến sĩ, ngoài tên đề tài và lĩnh vực nghiên cứu, người dự tuyển phải trình bày ý nghĩa và mục tiêu chọn đề tài nghiên cứu, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan, phương pháp nghiên cứu, các chương giả định trong luận án, thư mục sách tham khảo...

Người dự tuyển phải có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên hoặc bằng tốt nghiệp cử nhân hoặc thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng đào tạo là Tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác.

Ngoài ra, theo yêu cầu người học phải được tối thiểu một giảng viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM đồng ý nhận hướng dẫn. Người hướng dẫn độc lập có học vị tiến sĩ hoặc chức danh phó giáo sư trở lên, hoặc hai người có học vị tiến sĩ đồng hướng dẫn.

Khối lượng đào tạo trình độ tiến sĩ là 90 tín chỉ; các thí sinh tốt nghiệp thạc sĩ ở ngành phù hợp hoặc ngành gần phải bổ sung 4-7 học phần thuộc chương trình thạc sĩ Phật học.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tuyển sinh theo hình thức thi tuyển cho các công dân Việt Nam, tu sĩ Phật giáo và Phật tử tại gia.

Theo quy định của học viện này, người dự thi cần thỏa mãn một trong các điều kiện như đã tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc ngành phù hợp với chuyên ngành Phật học; Có bằng thạc sĩ đúng ngành hoặc ngành phù hợp; tốt nghiệp đại học hoặc có bằng thạc sĩ ngành gần đúng với chuyên ngành Phật học...

Với hình thức thi tuyển, học viên muốn được đào tạo tiến sĩ tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội phải dự thi 3 môn gồm Ngoại ngữ (Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung (trình độ B)) môn cơ bản là Phật học đại cương và môn sơ sở Lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Học viện áp dụng miễn thi môn ngoại ngữ cho các trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài; Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài hay có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ...

Viện Trần Nhân Tông – ĐH Quốc gia Hà Nội thí điểm đào tạo tiến sĩ Phật học với hình thức xét tuyển hồ sơ chuyên môn theo quy định của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Để theo học ở Viện này, học viên phải đáp ứng văn bằng như có bằng cử nhân ngành Phật học loại giỏi trở lên; Có bằng thạc sĩ các chuyên ngành khác và có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành Phật học; Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi hệ chính quy các ngành khác hoặc bằng thạc sĩ các ngành khác; Có chứng nhận hoàn thành lớp bồi dưỡng kiến thức Phật học do Viện Trần Nhân Tông thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội...

Trong thời hạn 3 năm tính đến ngày đăng kí dự tuyển, học viên là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 1 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành có chỉ số ISSN hoặc 1 báo cáo khoa học đăng tại kỉ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện; Có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận.

Ứng viên phải có đề cương nghiên cứu và nêu lí do lựa chọn đơn vị đào tạo.

Cũng theo yêu cầu của Viện, ứng viên phải có thư giới thiệu của ít nhất 1 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu.

Về ngoại ngữ, theo yêu cầu của Viện Trần Nhân Tông, ứng viên có chứng chỉ Tiếng Anh TOEFL iBT từ 72 đến 94 hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.5 đến 6.5; Hoặc chứng chỉ Tiếng Trung HSK level 4 trở lên hay bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ do đơn vị đào tạo nước ngoài cấp; Bằng tốt nghiệp đại học các ngành Tiếng Anh và Tiếng Trung do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp.

Trong trường hợp là Tiếng Trung, theo yêu cầu người dự tuyển phải có khả năng giao tiếp được bằng Tiếng Anh trong chuyên môn cho người khác hiểu bằng Tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng Tiếng Anh 

Đặc biệt, Viện Trần Nhân Tông tuyển đối tượng là công dân nước ngoài theo Quy định về việc xét tuyển người nước ngoài vào học tại ĐH Quốc gia HN theo Quyết định số 4299 của Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội.

Lê Huyền

Tiến sĩ phật học bị bắt về hành vi hiếp dâm từng trụ trì nhiều chùa

Tiến sĩ phật học bị bắt về hành vi hiếp dâm từng trụ trì nhiều chùa

Tính đến chiều 10-7, hai ngôi chùa đã đề nghị rút các quyết định bổ nhiệm trụ trì...