您的当前位置:首页 >Cúp C1 >Loạt giám đốc hầu tòa vì giúp 20 người nước ngoài nhập cảnh trái phép_borneo – bali united pusam 正文

Loạt giám đốc hầu tòa vì giúp 20 người nước ngoài nhập cảnh trái phép_borneo – bali united pusam

时间:2025-01-10 23:17:58 来源:网络整理编辑:Cúp C1

核心提示

Tin thể thao 24H Loạt giám đốc hầu tòa vì giúp 20 người nước ngoài nhập cảnh trái phép_borneo – bali united pusam

Ngày 11/6,ạtgiámđốchầutòavìgiúpngườinướcngoàinhậpcảnhtráiphéborneo – bali united pusam TAND TP Hà Nội đưa các bị cáo Nguyễn Thị Oanh (SN 1992, giám đốc Công ty TNHH phát triển Thiên Nguyên), Phạm Thị Tuyết Nhung (SN 1984, giám đốc Công ty TNHH đầu tư xây dựng Thịnh Vượng), Nguyễn Hoài Nam (SN 1994, ở Hà Nội), Đỗ Văn Thành (SN 1984, giám đốc Công ty TNHH đầu tư và phát triển thương mại mỹ thuật Vietship), Hoàng Thanh Sơn (SN 1958, giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Hoàng Hải), Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1960, giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại H3T), Ma Thị Dịu (SN 1991, ở Thái Nguyên) ra xét xử.

Các bị cáo bị truy tố về các tội "Tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép"; "Tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép" và "Làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức".

Theo cáo buộc, qua công tác hậu kiểm các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh – Công an TP Hà Nội phát hiện Công ty Cổ phần Công nghệ Hoàng Hải bảo lãnh cho 5 người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam, có dấu hiệu tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép.

Screenshot at Jun 11 16 24 19.png
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: TT

Từ đây, cơ quan công an đã vào cuộc điều tra. Kết quả điều tra cho thấy, trong khoảng tháng 4,5/2022, bị cáo Nguyễn Thị Oanh đã tổ chức cho 20 người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam trái phép thông qua 5 công ty.

Nguyễn Thị Oanh chuyên làm xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nên có nhiều mối quen biết. Khoảng tháng 4/2022, nữ giám đốc này được một người Trung Quốc có tên là Ming (chưa rõ nhân thân) trao đổi về việc đưa một số người Trung Quốc đang ở quốc gia khác nhập cảnh vào Việt Nam, rồi sau đó từ Việt Nam về Trung Quốc.

Theo thỏa thuận, Oanh được nhận 10 triệu đồng/khách. Khi đó, Oanh trao đổi lại với bà Phạm Thị Tuyết Nhung (đang làm việc cho Công ty Thiên Nguyên của Oanh). Cả hai thống nhất dùng danh nghĩa các công ty để bảo lãnh theo diện chuyên gia, bà Nhung được trả 8 triệu đồng/khách. 

Bà Nhung đã dùng thông tin của khách hàng do Ming gửi sang để làm hồ sơ rồi liên hệ với các công ty để ký, đóng dấu và chuyển lại cho Nguyễn Hoài Nam (nhân viên của Oanh) đi nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an. 

Khi khách được duyệt cấp thị thực, Nam chụp lại công văn gửi cho bà Nhung hoặc Oanh để thông báo cho Ming biết.

Ming sau đó sẽ báo khách hàng mua vé máy bay, nhận thị thực tại cửa khẩu khi nhập cảnh Việt Nam. Khách hàng sẽ tự liên hệ thuê chỗ ở và xuất cảnh khỏi Việt Nam bằng đường bộ sau khoảng 14 ngày cư trú. 

Liên quan đến vụ án, ông Đỗ Văn Thành (giám đốc Công ty Vietship, người sống chung với bà Nhung như vợ chồng) đã giúp bà Nhung dùng pháp nhân của công ty mình để bảo lãnh khống cho 5 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Ông Thành còn tham gia cùng ông Nguyễn Mạnh Hùng (giám đốc Công ty H3T) ký khống hồ sơ bảo lãnh cho 6 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. 

Theo cáo buộc, Nguyễn Thị Oanh còn sử dụng pháp nhân của Công ty Đồ gỗ nội thất Nam Định, Công ty Nét Huế để tổ chức cho người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam. 

Bên cạnh đó, bà Nhung và Ma Thị Dịu còn bị cáo buộc có hành vi làm giả 3 dấu tròn của Công ty X20, Công ty Cơ điện công trình, Công ty Vĩnh Sơn để tổ chức cho người khác nhập cảnh, ở lại Việt Nam trái phép.

Bị cáo Dịu còn phải chịu trách nhiệm về hành vi làm giả CMND mang tên Hoàng Thị Ngọc. 

Sau khi xem xét, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Oanh 8 năm tù; bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung 9 năm tù. Các bị cáo khác nhận mức án từ 30 tháng tù treo đến 6 năm tù.