Mệt mỏi vì áp lực phải trở thành một nhiếp ảnh gia thành công,ởrộtràolưugiớitrẻTrungQuốcởnhàlàmthuêchobốmẹđểkiếmtiềkêt qua v league Litsky Li đã chấp nhận lời đề nghị tốt hơn là ở nhà, làm thuê cho bố mẹ.
Gia đình Li (21 tuổi) hiện sống ở thành phố Lạc Dương thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Hàng ngày, cô tới cửa hàng tạp hóa để mua đồ, và chăm sóc người bà bị mất trí nhớ. Mỗi tháng, cô được bố mẹ trả 6.000 Nhân dân tệ (835 USD). Đây được coi là mức lương ổn định của giới trung lưu tại nơi Li sống.
“Lý do tôi ở nhà là do tôi không chịu được áp lực của việc học, hay đi làm. Tôi không muốn phải cạnh tranh gay gắt với các đồng nghiệp. Do đó, tôi chọn 'nằm yên' hoàn toàn. Tôi cũng không cần một công việc được trả lương cao hơn, hay một cuộc sống tốt hơn”, hãng tin CNN dẫn lời Li nói.
Li không phải là trường hợp duy nhất tại Trung Quốc. Từ cuối 2022, mạng xã hội Douban đã ghi nhận hiện tượng “con trai và con gái toàn thời gian” của bố mẹ. Hàng chục nghìn thanh niên xác nhận đang ở nhà để làm thuê cho bố mẹ. Lý do chính là vì họ không thể kiếm được việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 16 - 24 tuổi ở khu vực thành thị tại Trung Quốc trong tháng 6 đã đạt mức cao kỷ lục 21,3%.
Công việc tạm thời
Những người "làm con toàn thời gian" của bố mẹ chủ yếu trong độ tuổi ngoài 20. Họ dành thời gian cho cha mẹ, và làm việc nhà để đổi lấy sự hỗ trợ tài chính.
“Nếu nhìn từ một góc độ khác, những người như chúng tôi chẳng khác gì những người có việc làm”, Li giải thích.
Các nhà xã hội học nhận định, tổn thương tâm lý sau khi Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp nghiêm ngặt để đối phó dịch Covid-19 khiến ngày càng nhiều thanh niên suy nghĩ lại về mục tiêu trong cuộc sống, và cách cha mẹ hỗ trợ. Nhiều người muốn dành thời gian quý giá bên người thân yêu.
Ông George Magnus tại Trung tâm Trung Quốc thuộc Đại học Oxford, Anh cho rằng “làm con toàn thời gian” không phải là giải pháp khả thi cho vấn đề việc làm ở Trung Quốc. “Đó có thể chỉ là một giải pháp ngắn hạn để họ có nơi ở, công việc để làm, và thu nhập từ phía gia đình”, ông Magnus cho hay.
Bởi theo ông, nếu những người trẻ tuổi không tham gia vào thị trường lao động để học hỏi các kỹ năng và tìm kiếm cơ hội tốt hơn, họ có thể bị thất nghiệp lâu dài.
Nancy Chen, sống ở Giang Tây, từng giảng dạy tại một cơ sở gia sư sau khi tốt nghiệp đại học. Cô mất việc làm vào năm 2021, sau khi Trung Quốc cấm các dịch vụ dạy kèm vì lợi nhuận. Hiện tại, ngoài làm việc vặt cho gia đình để kiếm thu nhập, Chen còn bận đi thi tuyển công chức.
Chen cho hay cô chưa đạt được mục tiêu nào vì “sự cạnh tranh khốc liệt” của thị trường việc làm. Cụ thể, mới đây, có 30.000 ứng viên tham gia thi tuyển vào 3 vị trí làm việc trong cơ quan chính quyền thành phố ở tỉnh Giang Tây.
“Tôi không thể là con gái toàn thời gian mãi được. Tôi cần vượt qua các kỳ thi, hoặc tìm một công việc mới. Nếu không tôi sẽ rơi vào trạng thái lo âu”, Chen tâm sự.