会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 Triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Thủ đô_keo ty so!

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Thủ đô_keo ty so

时间:2025-01-25 13:36:34 来源:PhongThuyBet 作者:Cúp C1 阅读:489次

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Sáng 22/6,ểnkhaithựchiệnNghịquyếtcủaBộChínhtrịvềpháttriểnThủđôkeo ty so Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chủ trì hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, cùng hơn 34.000 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ban, ngành, một số tỉnh, thành phố, các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội... tham dự tại các điểm cầu.

Trình bày những nội dung chủ yếu Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết bên cạnh những kết quả đạt được, Nghị quyết số 15-NQ/TW đã chỉ rõ những hạn chế, yếu kém của Hà Nội đã được chỉ ra tại các Nghị quyết trước đây nhưng chưa được khắc phục triệt để như tiềm năng, lợi thế của Thủ đô vẫn chưa được đánh giá, khai thác, phát huy đầy đủ; tăng trưởng kinh tế chưa thực sự bền vững.

Hà Nội chưa thể hiện rõ vai trò là trung tâm, động lực tăng trưởng và phát triển của vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; năng lực cạnh tranh còn thấp, nhất là so với khu vực và thế giới.

Việc mở rộng không gian phát triển, phát triển đô thị vệ tinh, hạ tầng giao thông, quy hoạch, triển khai các dự án lớn, khơi thông nguồn lực, tạo đột phá phát triển kinh tế-xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu.

Các vấn đề úng ngập, ùn tắc giao thông, xử lý môi trường còn chưa được giải quyết triệt để; việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, một số trường đại học, cơ sở khám, chữa bệnh ra khỏi nội thành còn chậm.

Bên cạnh đó, các vấn đề gia tăng dân số cơ học, chuyển đổi số, phát triển văn hóa, xã hội, xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh; việc liên kết, hợp tác giữa Thủ đô với các địa phương trong vùng và cả nước, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn hạn chế.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng trình bày Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân chủ quan, đặc biệt trong khâu cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ Hà Nội.

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém nói trên, khác với Nghị quyết số 11-NQ/TW trước đây, tại Nghị quyết số 15-NQ/TW lần này của Bộ Chính trị đã nêu rõ 4 quan điểm, 2 mục tiêu lớn đối với từng giai đoạn để lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội trong trung và dài hạn.

Mục tiêu đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố "Văn hiến-Văn minh-Hiện đại;" trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8,0-8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000-13.000 USD.

Đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa, tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Nghị quyết số 15-NQ/TW cũng đưa ra 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện, trong đó có nhiều điểm mới so với các Nghị quyết về phát triển Thủ đô trước đó, như khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển Thủ đô của nhân dân Hà Nội và cả nước; đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; lấy khoa học, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt để xây dựng và phát triển Thủ đô; phát triển văn hóa, xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới cho Thủ đô; hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới...

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành điều hành hội nghị.

Trên tinh thần quyết tâm cao thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, 10 đại biểu đại diện cho các bộ, ngành trung ương, một số tỉnh và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương tại Hà Nội đã phát biểu tham luận khẳng định, Nghị quyết 15 có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội, mà còn đối với cả nước, nhất là các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Do đó cần tập trung sớm nghiên cứu sửa đổi Luật Thủ đô, nhằm thể chế hóa Nghị quyết 15 và tạo hành lang pháp lý để hiện thực quá các cơ chế đặc thù để phát triển Thủ đô.

Phát biểu kết luận và chỉ đạo tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh đây là lần đầu tiên Thường trực Ban Bí thư chủ trì tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện một nghị quyết về phương hướng, phát triển Thủ đô; cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết.

Nêu một số ý kiến có tính gợi mở trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết, đồng chí Thường trực Ban Bí thư yêu cầu, các cấp ủy, tổ chức đảng trong cả nước, nhất là Đảng bộ thành phố Hà Nội phải tổ chức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nghiên cứu, học tập, quán triệt sâu sắc nội dung Nghị quyết; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, thiết thực, phát huy vai trò các cơ quan báo chí, truyền thông trong tuyên truyền nội dung Nghị quyết và kết quả thực hiện.

Qua đó, nâng cao và thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng, yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Hà Nội trong những năm tới, huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô "Văn hiến-Văn minh-Hiện đại," xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị-hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; động lực có tính dẫn dắt, lan tỏa đối với vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, đặc biệt là Hà Nội phải hết sức coi trọng, tập trung, quyết liệt, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Ngay sau Hội nghị hôm nay, phải tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án... với nội dung cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng và lộ trình để thực hiện Nghị quyết, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đã đề ra, tạo bước chuyển biến rõ rệt về sự phát triển của Thủ đô; định kỳ hằng năm kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, kịp thời báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Thường trực Ban Bí thư đề nghị Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ sớm lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa nội dung Nghị quyết, hoàn thiện thể chế, tạo cơ sở, hành lang pháp lý cho phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế.

Cần lưu ý rằng việc thực hiện Nghị quyết không chỉ của riêng Hà Nội, mà còn là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước, trong đó, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có liên quan nhiều đến sự phát triển của Thủ đô cần phải xác định rõ trách nhiệm của mình, tích cực, chủ động phối hợp với Hà Nội để triển khai thực hiện Nghị quyết.

Từ nay đến năm 2030 chỉ còn 8 năm, vì thế, Hà Nội phải chọn việc, chọn điểm, quyết tâm hoàn thành, làm cho bằng được, tạo chuyển biến thực sự diện mạo Thủ đô, nhất là Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm trật tự, an toàn đô thị, môi trường xanh-sạch-đẹp, xây dựng được một số công trình văn hóa tiêu biểu, hạ tầng giao thông hiện đại... tạo niềm tin trong nhân dân.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh phát triển Hà Nội nhanh, bền vững đòi hỏi phải kết hợp đồng bộ giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; giữa giữ gìn bản sắc văn hóa Thăng Long-Hà Nội ngàn năm văn hiến với phát triển kinh tế, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa.

Thường trực Ban Bí thư đề nghị các đại biểu đặc biệt quan tâm nội dung xây dựng con người Hà Nội thanh lịch - một đặc điểm, nét văn hóa riêng của Hà Nội từ ngàn xưa.

“Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, liên tục, kiên trì; phấn đấu xây dựng con người Hà Nội “hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hoá, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam” như Nghị quyết đã nêu, không chỉ trong một vài năm, mà phải kiên trì, dài hơi,” Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng lưu ý.

Theo Thường trực Ban Bí thư, bên cạnh tuyên truyền giáo dục phải kết hợp chặt chẽ, đi đôi với bảo đảm trật tự, kỷ cương xã hội.

Người dân ở bất cứ địa phương nào, khi đã sống và làm việc ở Hà Nội phải tuân thủ quy định, nếp sống, lối sống đô thị Hà Nội; không thể sống theo thói quen của địa phương mình.

Người dân Hà Nội phải là tấm gương về lối sống, nếp sống đẹp cho cả nước noi theo, trong đó và trước hết, đòi hỏi sự nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên hiện đang sống ở Hà Nội.

Nhấn mạnh yếu tố có tính chất quyết định là phải tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị của Thủ đô, bảo đảm thực sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện; đồng thời, hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, liên thông, phù hợp với vai trò, vị trí và yêu cầu phát triển, quản lý Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới, Thường trực Ban Bí thư yêu cầu thành phố Hà Nội tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có năng lực, trình độ cao, chuyên nghiệp, có bản lĩnh, phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có ý chí vươn lên, khát vọng cống hiến cho sự nghiệp phát triển Thủ đô; luôn gần gũi quần chúng, bám sát cơ sở, kịp thời tháo gỡ, giải quyết những khó khăn vướng mắc ở cơ sở; đáp ứng được với yêu cầu của thực tiễn trong quá trình phát triển và trình độ ngày càng cao của người dân Hà Nội./.

Theo TTXVN

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Resort khủng ‘mọc’ trong Vườn Quốc gia Ba Vì như thế nào?
  • BTC Miss Universe Vietnam sẽ làm rõ việc Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa hít bóng cười
  • Nữ sinh Ngoại giao duyên dáng trong tà áo dài
  • WHO nêu thêm 6 quốc gia liên quan bê bối tử vong do siro ho
  • Văn Trường nói điều bất ngờ về HLV Philippe Troussier
  • Nữ sinh trốn ăn trưa, sinh con ngay trong sân trường
  • Sao Việt 29/9 Khả Ngân tình tứ với Thanh Sơn, Lã Thanh Huyền khoe chồng đại gia
  • Phát hiện hòm chứa kho báu triệu đô ẩn giấu trong núi
推荐内容
  • NA Chairman receives Indonesia
  • Tiết lộ bất ngờ về các 'nhà leo núi' Olympia trước giờ G
  • Meta sẽ xem xét và có biện pháp với những nội dung không phù hợp
  • Xác thực không mật khẩu có thể tạo ra cách mạng bảo vệ dữ liệu người dùng
  • Hoa hậu Lương Thùy Linh hóa búp bê xinh đẹp trong 'Búp bê show'
  • Sao Việt 6/10: 'Cá sấu chúa' Quỳnh Nga gợi cảm, MC Diệp Chi như nàng thơ