Như VietNamNet đã đưa tin,ạisaobắtvịttrờiđểănthựctậpsinhViệtlạibịcảnhsátNhậtđiềjuventus vs empoli theo NHK News, một thực tập sinh Việt Nam sống gần một công viên ở khu Edogawa (Tokyo) đã bắt những chú vịt đang sinh sống tại đó và đã bị sở cảnh sát điều tra vì nghi vi phạm luật bảo hộ, săn bắt.
Theo sở cảnh sát, vào đêm khuya một ngày tháng 8/2018, người này đã dùng tay không bắt 2 con vịt trời sống ở ven khu công viên Edogawa. Vì vậy đã bị tình nghi là vi phạm luật bảo hộ, săn bắt.
Sau khi bắt những con vịt, nghi phạm cho vào giỏ xe và khi đang trên đường đi về nhà thì bị cảnh sát phát hiện.
Qua tra hỏi, nghi phạm này cho hay do “không hợp với đồ ăn của Nhật nên định bắt những con vịt đó về làm đồ ăn theo kiểu Việt Nam”.
Vụ việc này đang thu hút sự chú ý, quan tâm của những người Việt Nam sống ở Nhật Bản và cả thế giới.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Seiichi Kuriki (Phó Tổng biên tập, dịch vụ đa ngôn ngữ, nguyên Trưởng ban tiếng Việt của NHK WORLD-JAPAN) cho hay là người Nhật Bản ông muốn giải thích thêm một chút về bản chất của vấn đề này để người Việt Nam hiểu về văn hóa, con người và luật pháp Nhật Bản chính xác hơn.
Theo ông Seiichi Kuriki, ở Nhật Bản, việc bắt những động vật hoang dã không phải là vi phạm pháp luật. “Ở Nhật Bản, những việc liên quan đến bắt động vật hoang dã được quy định trên "luật bảo vệ loại chim và động vật". Luật pháp này quy định về những động vật hoang dã có thể bắt được và cách thức bắt được phép, thủ tục để lấy giấy phép bắt động vật,...”
Cũng theo ông Seiichi Kuriki, việc bắt con vịt Karugamo không bị cấm.
Cụ thể, trong luật bảo vệ loại chim và động vật, có quy định về những loại động vật và loại chim có thể bắt được. 28 loại chim và 20 loại động vật được nuôi bằng sữa mẹ. “Trong đó có vịt Karugamo. Vì vậy, ở Nhật Bản, chúng ta có thể bắt được con vịt Karugamo”, ông Seiichi Kuriki khẳng định.
Ông Seiichi Kuriki, Phó Tổng biên tập, dịch vụ đa ngôn ngữ, nguyên Trưởng ban tiếng Việt của NHK WORLD-JAPAN. |
Tuy nhiên, ông Seiichi Kuriki cũng giải thích lý do tại sao thực tập sinh Việt Nam lại bị điều tra như thông tin phát tán mấy ngày qua:
“Vì luật bảo vệ loại chim và động vật quy định rõ ràng là để bắt những động vật hay loại chim được quy định trong bộ luật trên, chúng ta phải theo một số điều kiện về:
- Địa điểm, khu vực bắt
- Phải có giấy phép do chính quyền tỉnh cấp
Tức là, để bắt những động vật, loại chim đươc bộ luật cho phép bắt, người ta phải chọn nơi thích hợp và phải có giấp phép do chính quyền các tỉnh cấp”.
Như vậy, thực tập sinh Việt Nam đó đã vi phạm điều này, đo đó bị xử lý. Tuy nhiên vẫn chưa biết là công tố viên có xử phạt đối với người này hay không.
“Chính vì thế, thực tập sinh người Việt bị xử lý không phải là vì bắt con vịt dễ thương để ăn mà vì bắt vịt ở nơi không được phép bắt và không có giấy phép”, ông Seiichi Kuriki chốt lại vấn đề.
“Người Nhật chúng tôi cũng ăn thịt vịt như mì soba vịt. Tôi rất thích ăn mì này và người Nhật cũng không ai trách tôi là dã man vì điều đó. Vấn đề này mang tính chất "khác biệt văn hóa", tuy nhiên, bản chất sự việc không phải là sự chênh lệch văn hóa mà tuân thủ quy định hay không. Do đó người Nhật chúng tôi và những người nước ngoài sống tại Nhật cũng phải cố gắng để tạo điều kiện sao cho những người nước ngoài sống tại Nhật biết về quy định, tập quán của quốc gia”, ông ông Seiichi Kuriki nói.
Thanh Hùng
Một thực tập sinh Việt Nam sống gần một công viên ở khu Edogawa (Tokyo) đã bắt những chú vịt đang sinh sống tại đó và đã bị sở cảnh sát điều tra vì nghi vi pham luật bảo hộ, săn bắt.
(责任编辑:Cúp C1)