Fulbright Teaching Excellence and Achievement (Fulbright TEA) là học bổng trao đổi dành cho các giáo viên giảng dạy tại các trường công lập khối THCS và THPT nhằm phát triển năng lực trong các lĩnh vực chuyên môn,ôgiáodạySinhhọcgiànhhọcbổngFulbrightTEAcủaHoaKỳnhận định monterrey bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy và nâng cao sự hiểu biết về đất nước Hoa Kỳ.
Chuơng trình học bổng Fulbright TEA được thông báo rộng rãi và xét tuyển ứng viên dựa vào các tiêu chí về năng lực chuyên môn, năng lực Tiếng Anh và các tiêu chí khác. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội hoặc Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM tổ chức phỏng vấn và cấp học bổng cho các ứng viên xuất sắc nhất.
Cô giáo Trần Thị Dung |
Năm trước, cô Dung đã lọt vào vòng phỏng vấn 5 người. Nhưng cuối cùng, cô nằm trong số 2 người “ở lại”.
“3 giáo viên được học bổng năm ngoái đều dạy Tiếng Anh. Sau buổi thi, một trong những giám khảo nhắn tôi rằng đừng bỏ cuộc, năm sau hãy tiếp tục đăng ký dự tuyển”.
Cô Dung đặt quyết tâm tiếp tục bởi những kỳ vọng vào khóa học này. “Học để làm gì? Điều này liên quan đến xây dựng kế hoạch giảng dạy, tiếp cận phương pháp dạy mới, dạy STEM…” – cô Dung nói.
“Tôi đã từng tham gia rất nhiều các khóa đào tạo ngắn hạn, nhưng mới chỉ có một người có thể “khuất phục” được tôi là một giảng viên người Scotland. Vì vậy, với học bổng này, tôi muốn được tự trải nghiệm trực tiếp nền giáo dục Hoa Kỳ mà không phải thông qua các chuyên gia hay giảng viên nào khác. Tôi muốn xem rằng phương pháp giảng dạy của họ như thế nào, mức độ kiến thức ra sao, khác gì so với Việt Nam… Rồi những thứ “mắt thấy tai nghe” đó sẽ mang về áp dụng như thế nào. Đây cũng là tâm huyết với nghề của tôi, học được gì cũng mang về, tìm cách áp dụng cho học sinh”.
Sở dĩ, dù là giáo viên môn Sinh, nhưng cô Dung lại có thể qua được “cửa ải” phỏng vấn bởi đạt trình độ năng lực Tiếng Anh bậc 4 (B2). Sự yêu thích rồi say mê với Tiếng Anh có từ năm cô học lớp 6, “với giấy bút, hàng ngày tôi “canh” để xem chương trình dạy Tiếng Anh trên màn hình tivi đen trắng”.
Năm 2013, cô đã tốt nghiệp Cử nhân Tiếng Anh loại giỏi của Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Những năm gần đây, cô Dung là một trong những giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn Tiếng Anh do Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc tổ chức nhằm triển khai thực hiện dạy học thí điểm các môn khoa học tự nhiên bằng Tiếng Anh ở một số trường THCS và THPT trong tỉnh.
Hiện, cô Dung đang tích cực tham gia triển khai dạy môn Sinh học bằng Tiếng Anh tại Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc.
Vào nghề bởi “số phận đưa đẩy”
Từng là cựu học sinh lớp chuyên Sinh của Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc niên khóa 2001-2004, trong 3 năm học THPT, cô Dung đã đạt được rất nhiều thành tích đáng nể: giải Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm lớp 11, giải Nhì thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 và vào vòng II kỳ thi chọn đội tuyển dự thi Olympic Sinh học quốc tế. Với thành tích này, cô được Bộ GD-ĐT xét công nhận tốt nghiệp THPT loại giỏi và được vào thẳng đại học.
“Khi đó, tôi có thể vào thẳng Trường ĐH Y Hà Nội – ngôi trường mơ ước của rất nhiều học sinh giỏi. Thế nhưng, nhân duyên đưa đẩy, tôi lại vào sư phạm”.
Cô Trần Thị Dung và học trò |
Nhân duyên mà cô Dung nói bắt nguồn từ những ngày ôn luyện thi học sinh giỏi quốc gia. Khi đó, có một vị giáo sư được nhà trường mời về dạy đội tuyển. “Vị giáo sư đó thấy tôi học được, có khả năng nói, lại viết đẹp, nên bảo với cô chủ nhiệm lớp sau này nhất định phải tư vấn định hướng cho tôi vào sư phạm”.
Sau khi biết được tuyển thẳng, cô Dung nghĩ rằng nếu học y thì… khá vất vả, cùng với tư vấn của giáo viên chủ nhiệm, nên quyết định vào ngành sư phạm.
Theo học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cô Dung đặt mục tiêu ở lại trường làm giảng viên. “Nhưng rồi, đúng là nhân duyên của tôi là phải dạy phổ thông, khóa học đó, trường không giữ lại người nào”.
Với tấm bằng giỏi năm 2008, cô Dung trở về công tác tại Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc.
Mặc dù đến với nghề là do “số phận đưa đẩy”, nhưng với tính cách đã làm gì là làm hết sức, nên bắt tay vào việc, cô Dung cũng dốc lòng với nghề. “Đi dạy rồi tôi thấy rất ổn, làm việc với học sinh thú vị vì các em trẻ trung, năng động”.
Sau 12 năm làm việc, cô đã bồi dưỡng học trò đạt được rất nhiều thành tích: 2 giải Nhất, 9 giải Nhì, 5 giải Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, 2 giải Ba cuộc thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia.
Làm gì còn học sinh chuyên “mọt sách”
Theo quan sát của cô Dung, học sinh chuyên bây giờ năng động hơn nhiều.
“Điều này là do thời đại đem lại. Các em cũng chú trọng ngoại ngữ hơn, nhiều lựa chọn để hoạt động hơn. Ví dụ như trường chuyên Vĩnh Phúc đã chuyển mình rất nhiều so với trước, hiện nay trong trường có tới 16 câu lạc bộ để học sinh tham gia”.
Chính vì vậy, cô Dung bảo bây giờ không còn hình ảnh “mọt sách” gắn với học sinh chuyên.
Cô Trần Thị Dung bên các trò thuộc đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Sinh học năm 2020 |
Theo cô Dung, không chỉ học sinh mà các giáo viên chuyên đều phải thích nghi, thay đổi để hòa với thời cuộc, dù đi theo nhịp điệu nào là tùy thuộc ở mỗi người, mỗi thế hệ giáo viên.
“Điều thú vị nhất tôi mang đến cho học sinh là gì ư? Đó là thay đổi trong tư duy.
Ngay tiết học đầu tiên của năm học, tôi dành để “tẩy não” cho các em, đem lại cho các em khát khao, động lực thành công chứ không phải là dừng lại ở những ước mơ nhỏ bé. Trong 3 năm cấp 3 mình phải đạt được gì? Sau này mình sẽ làm gì?... Tư duy thay đổi, hành động mới thay đổi được”.
Ngân Anh
Là học sinh chuyên Anh nhưng Trần Thanh Tĩnh đã trở thành thủ khoa khối A của Đà Nẵng và Á khoa khối B toàn quốc.