Rào cản về hạnh phúc riêng Theữngràocảnsựnghiệpcủanhàlãnhđạonữlịch thi đấu bóng đá ngoại hạng anh ngày hôm nayo nghiên cứu ở Mỹ, khoảng ⅓ - ½ phụ nữ thành đạt thuộc lứa tuổi trung niên ở nước này không có con. Cụ thể, 33% phụ nữ làm các vị trí được coi trọng như: giám đốc điều hành doanh nghiệp, bác sĩ, luật sư, nhà nghiên cứu… trong độ tuổi từ 41 - 55 không có con dù đó là điều họ khao khát. Nhiều người phải đánh đổi hạnh phúc làm mẹ nếu muốn chỗ đứng trong sự nghiệp. Một nghiên cứu khác đã chỉ ra, đại dịch Covid-19 đã làm khoảng thời gian khiến một phụ nữ phải dành ra để đạt được vị trí ngang hàng với nam giới đã tăng thêm ⅓ so với trước đây. Thậm chí, có thể mất vài thập kỷ để vai trò của phụ nữ trong tổ chức trở về mức trước đại dịch. Nhìn chung, đàn ông càng thành công thì càng có nhiều khả năng tìm được vợ và trở thành cha (75%). Ngược lại, với phụ nữ cùng mức thu nhập 49% trong số này không có con. Trong công việc, họ vừa phải đối mặt với tình trạng làm việc nhiều giờ và áp lực công việc cường độ cao, họ vừa phải đương đầu các định kiến giới - đàn ông không thấy hấp dẫn bởi phụ nữ thành đạt. Mang thai và sinh con cũng khiến nhiều phụ nữ đánh mất cơ hội thăng tiến. Thiếu thốn thời gian cho bản thân 29% những người thành công và 34% những người siêu giàu làm việc hơn 55 giờ một tuần. Nếu cộng thêm 1 tiếng rưỡi buổi trưa và trung bình 45 phút di chuyển, thì ngày làm việc của họ kéo dài ít nhất 11 tiếng rưỡi. Một số người phụ nữ sau khi rời công sở tiếp tục phải về nhà làm nội trợ, chăm sóc con cái… Điều này khiến họ kiệt sức và khó có khả năng tái tạo sức lao động và toàn tâm toàn ý cho việc thăng tiến. Một số người phụ nữ ở vị trí cao thậm chí không có thời gian đầu tư cho một mối quan hệ sâu sắc. Chênh lệch lương Phụ nữ phải cống hiến nhiều hơn đàn ông cho một vị trí tương đương. Như ở Mỹ, phụ nữ chỉ kiếm được 78% lương của nam giới. Lý do sâu xa là vì các doanh nghiệp không muốn đầu tư vào một nhân sự mà khả năng sẽ mất một khoảng thời gian nghỉ sinh đẻ (vấn đề nam giới không gặp phải). Thậm chí, một số doanh nghiệp tại Việt Nam còn yêu cầu nhân viên nữ ký cam kết không có con trong vòng ít nhất 1 năm kể từ khi ký hợp đồng. Định kiến về “sự hy sinh” Thậm chí, vẫn còn tồn tại quan niệm rằng, một người phụ nữ không phải là một người phụ nữ trừ biết hy sinh vì gia đình. Bất chấp những lợi ích khác biệt mà lãnh đạo nữ có thể mang lại cho tổ chức so với lãnh đạo nam, họ vẫn đang phải đấu tranh để được cống hiến đúng khả năng mà vẫn giữ được hạnh phúc riêng. Cách “vượt rào” Theo các chuyên gia, một phụ nữ trẻ muốn cả sự nghiệp và gia đình nên sớm cân nhắc những điều sau: Tìm hiểu bạn muốn cuộc sống như thế nào ở tuổi 45: Nếu muốn lúc đó bạn đã có con cùng một sự nghiệp ổn định, bạn cần lập gia đình và quyết định có con ngay khi phù hợp, sẵn sàng. Tăng tốc gấp đôi cho mối quan hệ lâu dài: Cơ hội tìm kiếm hôn nhân của những phụ nữ thông minh cao nhất ở độ tuổi “vàng” 20 - 30. Khởi động sự nghiệp riêng trước tuổi 35: Cơ hội làm chủ doanh nghiệp hoặc quản lý cấp cao cao hơn nếu bạn bắt đầu trước tuổi 35. Chọn một nghề nghiệp linh động về thời gian: Một số nghề cho phép sắp xếp thời gian linh hoạt hơn, giúp phụ nữ dễ dàng sắp xếp cuộc sống hơn. Chọn công ty cho phép bạn cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Hãy tìm nơi tôn trọng thời gian nghỉ của bạn và không bắt bạn làm việc quá giờ. Nhưng, những gì phụ nữ muốn làm là một nửa, nửa còn lại phụ thuộc vào mức độ tạo điều kiện của doanh nghiệp cũng như sự chia sẻ của người chồng trong đời sống gia đình. Tại Việt Nam, Luật Lao động đã có nhiều quy định để bảo vệ quyền lợi lao động nữ (ví dụ: không được chấm dứt hợp đồng với lao động nữ đang mang thai…). Đồng thời, nhiều nữ lãnh đạo vẫn cân bằng được cả hạnh phúc cá nhân và sự nghiệp. Vĩnh Phú |