Ngày 15/11,ỗtrợgiáoviênngoàicônglậpđểgiữchânngườidạysauđạidịtỷ số newcastle united báo cáo tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục mầm non ngoài công lập, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh cho biết, giáo dục mầm non là cấp học có tỷ lệ cơ sở giáo dục ngoài công lập (tư thục, dân lập) nhiều nhất so với các cấp học khác.
Tính đến cuối năm học 2020-2021 (tháng 5/2021), toàn quốc có 19.312 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, trong đó có 3.299 trường, 16.013 cơ sở độc lập với hơn 90.500 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, chăm sóc, dạy dỗ cho 1,2 triệu trẻ em.
Tỷ lệ trường ngoài công lập và huy động trẻ em ngoài công lập chiếm gần 22,3% tổng số trường và trẻ em mầm non.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp. Ảnh: VGP
Theo Thứ trưởng Ngô Thị Minh, ngành giáo dục là một trong những ngành chịu tác động, ảnh hưởng nhiều nhất của dịch bệnh Covid-19, nhất là cấp học giáo dục mầm non.
“Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập không có doanh thu trong thời gian dài do không có nguồn thu từ học phí, trong khi đó vẫn phải chi trả tiền thuê nhà, mặt bằng, hỗ trợ chi trả tiền lương cho nhân viên trực trường, một phần lương cho giáo viên để ổn định cuộc sống và giữ chân khi mở cửa trở lại. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập không thể trả lương cho người lao động; đời sống giáo viên hết sức khó khăn, phải chuyển sang các công việc khác”, bà Minh nói.
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, hiện nay, các đơn vị và người lao động hoạt động trong lĩnh vực giáo dục mầm non ngoài công lập đã được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ hỗ chung của Chính phủ. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tiếp tục đối mặt với nguy cơ thiếu giáo viên, cơ sở vật chất xuống cấp, không có kinh phí để duy trì hoạt động, sửa chữa, bổ sung trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch, thậm chí bị giải thể. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục mầm non và kết quả phổ cập giáo dục cho trẻ em dưới 5 tuổi trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP
Tham gia cuộc họp, đại diện các bộ, ngành cũng cho rằng, việc hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục mầm non ngoài công lập là cần thiết nhằm giảm bớt khó khăn cho các giáo viên, đồng thời giúp các cơ sở giáo dục mầm non “giữ chân” giáo viên khi mở cửa trở lại.
Trước những ý kiến đề nghị bổ sung thêm đối tượng giáo viên tiểu học ngoài công lập (tư thục, dân lập) vào diện hỗ trợ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ GD- ĐT chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ LĐ-TB&XH để xây dựng dự thảo nghị quyết về hỗ trợ cho giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập, trên tinh thần ưu tiên cho giáo dục nhưng phải bảo đảm cân đối, hài hòa với các đối tượng khó khăn khác; khuyến khích người lao động trong các cơ sở mầm non ngoài công lập tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ cho cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập về cơ sở vật chất; miễn, giảm thuế; vay vốn ưu đãi… sẽ được đưa vào Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thời Vũ
Giáo viên, nhân viên làm việc tại các trường dân lập, tự thục các cấp có ký hợp đồng lao động nhưng phải tạm hoãn hoặc chấm dứt hợp đồng, nghỉ việc không lương trong mùa dịch sẽ được nhận mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ người.