您现在的位置是:World Cup >>正文

Đeo tấm chắn giọt bắn khi ngồi học phòng dịch covid_kèo chấp 0,75

World Cup4人已围观

简介Các trường ngày 4/5 có học sinh đi học trở lại đã nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dị ...

Các trường ngày 4/5 có học sinh đi học trở lại đã nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng,Đeotấmchắngiọtbắnkhingồihọcphòngdịkèo chấp 0,75 chống dịch Covid-19 như vệ sinh trường lớp, khử khuẩn, đo thân nhiệt học sinh trước khi vào lớp...

Tuy nhiên, có những phụ huynh và nhà trường còn "cẩn thận" hơn nữa.

Phụ huynh của một lớp khối 1, Trường Tiểu học Núi Thành (Quận Hải Châu, Đà Nẵng) đã tự trang bị mũ chống giọt bắn để phòng chống dịch Covid-19 cho con em và giáo viên.

{keywords}
Ngoài khẩu trang, học sinh lớp học này của Trường Tiểu học Núi Thành còn đeo cả tấm chắn giọt bắn 

 

{keywords}
Phụ huynh trang bị với mong muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con khi tới lớp 

Hay như Trường THPT Trần Quang Khải (Quận 11, TP.HCM) đã trang bị 2.400 nón chống giọt bắn, để học sinh mang trong ngày đi học lại. Được biết, đây là sản phẩm do Mạnh thường quân, phụ huynh nhà trường tài trợ, với tổng kinh phí hơn 32 triệu đồng.

{keywords}
Giáo viên Trường THPT Trần Quang Khải phát khẩu trang cho các em học sinh (Ảnh: VD/ Báo Pháp luật TP.HCM)

Trên mạng xã hội Facebook cũng lan truyền hình ảnh các học sinh lớp 1.1, Trường Tiểu học Nhị Đồng (phường Dĩ An, TP Dĩ An, Bình Dương) đeo khẩu trang, đội nón ngăn giọt bắn trong lớp học.

{keywords}
Hình ảnh học sinh lớp 1.1, Trường Tiểu học Nhị Đồng, đeo tấm chắn giọt bắn trong lớp học

Tuy nhiên, hình ảnh các học sinh đeo cả khẩu trang lẫn tấm chắn trong suốt buổi học nhận được những phản ứng trái chiều.

Chị Thanh Hòa, một phụ huynh có con học lớp 4 tại Quận 3, TP.HCM rất ủng hộ việc làm này của phụ huynh Đà Nẵng. "Các con còn nhỏ, nhiều khi vì đeo khẩu trang lâu sẽ khó chịu mà kéo ra, lúc đó sẽ vẫn còn một lớp bảo vệ bên ngoài nữa. Tôi nghĩ rằng sẽ đề xuất với cô giáo chủ nhiệm và các phụ huynh trong lớp của con để mua cho các con sử dụng khi trở lại trường vào đầu tuần sau".

Chị Hồng Thu có con học lớp 6 và lớp 8 tại Quận Tân Bình, TP.HCM cũng cho rằng đây là một biện pháp phòng dịch đáng lưu ý. Theo chị Thu, mặc dù hơn nửa tháng nay đã không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng phải đến khi nào hết dịch hoàn toàn mới có thể yên tâm. "Còn bây giờ, các con đi học thì vẫn phải đi, nhưng thêm được biện pháp an toàn nào thì người làm cha mẹ như tôi càng đỡ phấp phỏng". Chị Thu cho biết mình sẽ xem xét việc cho con sử dụng tấm chắn này khi tới lớp. "Dù sao Sài Gòn cũng sắp vào mùa mưa, trời sẽ bớt nóng, tôi hy vọng các con sẽ không bị quá khó chịu nếu dùng loại trang bị phòng hộ này".

Tuy nhiên, số người ủng hộ biện pháp này không nhiều. Cũng có con trong độ tuổi tiểu học, đang chờ đi học lại, nhưng anh Thành Nam (Quận 10, TP.HCM) thẳng thắn bình luận đây là biện pháp "dở".

"Tôi không hiểu sao phụ huynh và nhà trường lại có thể để các cháu nhỏ phải khổ sở đến vậy khi tới trường. Người lớn lẽ ra nên thử tự đeo khẩu trang, tấm chắn rồi ngồi yên một chỗ với thời gian của một buổi học xem có chịu nổi không rồi hãy áp dụng cho trẻ nhỏ. Cá nhân tôi thì chắc chắn là không thể. Đến trường mà khổ thế thà ở nhà học online, còn được hít thở thoải mái, được đi ra đi vào vận động".

Vốn làm trong ngành y, chị Minh Thu (Quận Ba Đình, Hà Nội) thì lưu ý tới tác hại của tấm chắn đối với mắt của trẻ nhỏ.

"Hãy nghĩ mà xem, khi chúng ta kiếm một cái kính không số dùng để chắn bụi cho mắt thôi cũng đã phải tìm mắt kính tốt, nếu không mắt sẽ mỏi nhất nhanh và khó chịu. Còn đây chỉ là những tấm nhựa rẻ tiền, lại còn bị bẻ cong theo khuôn đầu, thì chắc chỉ một vài ngày mắt các cháu sẽ có vấn đề hết. Đó là còn chưa tính đến việc đeo cái này lên mặt cúi xuống không dễ, quay trái quay phải cũng vướng, chắc các cháu chỉ có thể nhìn thẳng về phía. Người lớn sao lại nghĩ ra việc hại mắt hại sức khỏe của trẻ đến vậy"...

Theo Báo Pháp luật TP.HCM, giáo viên chủ nhiệm lớp 1.1 Trường Tiểu học Nhị Đồng cho biết toàn bộ số nón này được một phụ huynh của lớp tặng cho lớp, để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Tuy nhiên, giáo viên cũng không ép học sinh đội nón ngăn giọt bắn trong giờ học. Vì việc này sẽ gây áp lực và khó chịu cho các em, ảnh hưởng đến việc học.

Buổi sáng, khi vừa vào lớp giáo viên có cho các em đội lên để chụp hình và gửi cho phụ huynh xem rồi sau đó bỏ ra.

Ông Lê Thanh Tùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nhị Đồng, cũng khẳng định nhà trường không trang bị và cũng không bắt buộc các em phải đội nón kháng khuẩn. Toàn bộ các em học sinh tại trường chỉ đeo khẩu trang trong giờ học. Trường hợp ở lớp 1.1 là phụ huynh tự tặng cho lớp nhưng trong giờ học các em cũng không đội. 

Theo Bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt trung ương, việc đeo kính chắn để ngồi học chỉ tạo thêm những áp lực đối với đôi mắt của trẻ.

Việc phòng dịch Covid-19 ở trẻ bằng đeo kính chắn, bác sĩ Trương Hữu Khanh – BV Nhi đồng 1, TP.HCM cũng cho rằng không cần thiết. Theo BS Khanh, trẻ ngồi học không mặt đối mặt nên không sợ giọt bắn bắn vào mặt. Phụ huynh chỉ cần hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng, rủa tay thường xuyên, lau mặt bàn và đặc biệt hướng dẫn trẻ không ăn chung đồ của bạn, uống chung bình nước để phòng Covid-19.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Phúc, phòng khám Mắt EyeZone Hải Phòng cho hay, phòng dịch Covid-19 là cần thiết nhưng việc để trẻ con đeo những thiết bị này đi học thì cực khổ cho các cháu vì rất khó thở.

Bác sĩ Phúc cho biết bản thân các bác sĩ khi đeo kính chắn cũng chỉ mong sao được tháo ra khỏi mặt khi hết ca làm. Trên lý thuyết là phải áp dụng các biện pháp như ngồi cách xa 2m, tránh đông người nhưng thực tế nó không khả thi và hầu như mang tính hình thức nhiều hơn.

Ngoài ra, việc đeo kính chắn không thể đảm bảo học sinh không tháo ra vì khó chịu, ai đảm bảo được các cháu không nô đùa khi ra chơi, các thầy cô không đến gần khi giảng bài.

Ngân Anh- Khánh Chi

Lớp học không điều hoà, phụ huynh lo con "nóng phát ốm"

Lớp học không điều hoà, phụ huynh lo con "nóng phát ốm"

 - Thời tiết trong những ngày đầu học sinh quay trở lại trường lên tới 35-36 độ C khiến nhiều phụ huynh lo lắng vì “không điều hoà, sợ con phát ốm trước khi nhiễm virus”.

Tags:

相关文章



友情链接