| Nhiều khách hàng mới đi kinh doanh bất động sản đã trắng tay do mua phải dự án “ma”. |
Dự án “ma” giăng bẫy khắp nơi Thời gian qua,ữngconcừulạcđườngvìquảngcáođấtgiárẻlàmchomụmẫđội hình real madrid gặp las palmas trên địa bàn TP.HCM xuất hiện hàng loạt dự án “ma” tại các quận vùng ven. Theo phân tích của các chuyên gia, chiêu trò của những đối tượng này là vô cùng tinh vi, chỉ cần khách hàng mất cảnh giác là có thể bị lừa vào “tròng” một cách gọn lẹ, đến khi tỉnh ra thì đã quá muộn. Để bắt đầu một dự án “ma”, việc đầu tiên các đối tượng thực hiện là đi xem xét thực tế, tìm kiếm những khu đất rộng tại các phường ở các quận vùng ven như quận 9, quận 12, quận Bình Tân, Tân Phú…. Sau đó khoanh vùng khu đất rồi bắt đầu vẽ dự án trên mạng internet và tiến hành “giăng bẫy” các con mồi. Các đối tượng tạo lập nhiều website mua bán bất động sản để đăng lời quảng cáo hoa mỹ, cùng nhiều chiêu hứa hẹn như tặng vàng, tặng những chuyến du lịch xa hoa chỉ sau một bước đặt cọc. Tiếp đó, các đối tượng làm hợp đồng mua bán giả, giấy tờ đặt cọc rồi mua thêm sim số giả để trao đổi với khách hàng nhẹ dạ cả tin. Chị Linh Hương, một trong khách hàng từng mua đất tại những dự án “ma” kể, hiện cả gia đình chị đang vô cùng khổ sở bởi bao nhiêu vốn liếng, tiền bạc đã mất sạch do đầu tư vào những khu đất không có thật. “Đúng là sai một ly, đi một dặm, tôi cứ nghĩ công ty người ta có uy tín thì đặt tiền mua nhưng đâu có ngờ đi đến nước này. Gia đình tôi lần đầu kinh doanh bất động sản nhưng xui xẻo quá. Cháu trai tôi mua bán đất đai nhiều rồi vẫn lời, đâu có sao”, chị Hương than thở. “Những con cừu lạc đường” Theo các chuyên gia, những người bị lừa là những “con cừu non lạc đường”. Họ mua lần đầu bằng toàn bộ tiền dành dụm được mà không hề quan tâm đến pháp lý. Thậm chí, có người mua vì thấy một người bạn đã mua trước đó và thu lãi to. Họ hồn nhiên đến mức thay vì đòi xem chứng từ là hồ sơ pháp lý thì lại tin “có ông A, bà B nổi tiếng đã mua rồi, yên tâm đi” và nghe theo. Người kinh doanh BĐS sành sỏi thường thường nhờ một môi giới quen biết đi tìm đất và mua trực tiếp với chủ đất để có giá tốt nhất, pháp lý đảm bảo nhất. Về nguyên tắc, khi muốn mua khu đất nào thì nhà đầu tư phải rà soát khu đó để tìm hiểu, hỏi những người dân xung quanh và chính quyền khu vực đó chứ không phải thông qua các trang web rao bán trên mạng. Trong khi những khách hàng “non nớt” thì lại ngồi nhà lướt web, điện thoại hỏi thăm, điều này chẳng khác gì đánh đánh cược với chính tài sản của mình. Trong vai một khách hàng, PV liên hệ với một website rao bán đất ảo trên mạng và khá bất ngờ bởi cách thức chào mời hết sức hấp dẫn của các đối tượng này. Mặc dù các tin rao bán vừa đăng chưa lâu nhưng khi có người gọi hỏi thì các cò mồi nhanh nhảu giới thiệu qua miếng khác để dò hỏi tài chính. “Ôi miếng đó em vừa hết mất rồi chị ạ. Đất ở đây đang sốt lắm, giờ chị có khoảng bao nhiêu em giới thiệu miếng khác cho ngon lành hơn, đảm sau 5 tháng lãi về 200-300 triệu”, nhân viên này hồ hởi. Bắt đầu từ đây, các đối tượng nắm bắt được khả năng tài chính của khách hàng và lên kế hoạch “giăng bẫy”. Những khách hàng mới đi mua bán lần đầu sẽ nhận được cuộc hẹn gặp chóng vánh rồi bị dẫn dụ một cách bài bản, bị tung hỏa mù đến mụ mẫm. Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP.HCM- từng gặp nhiều trường hợp người mua đất bị lừa, khuyến cáo, để tránh mất tiền vào những dự án BĐS ảo, các nhà đầu tư có kinh nghiệm chia sẻ, khi xem xét mua đất nền dự án, cần tìm hiểu kỹ mặt bằng giá khu vực, nếu giá rẻ hơn cần cảnh giác. Ngoài kiểm tra pháp lý dự án, người mua cũng nên đến xem đất trực tiếp, sau khi xác định vị trí lô đất thì đến cơ quan hành chính địa phương xem bản đồ quy hoạch có khớp với thông tin dự án như quảng cáo hay không. Về mặt pháp lý, mọi dự án đều phải có quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài vấn đề pháp lý, cần xem xét đến việc dự án đã đủ điều kiện mở bán hay chưa. Chẳng hạn, để được mở bán, dự án đất nền phải làm xong hạ tầng, dự án chung cư phải làm xong cốt 0.0. Khi đó, hợp đồng đầu tư mới có giá trị. Khánh Hòa Thêm một dự án đất nền 'ma', làm giả sổ đỏ ở quận 12UBND phường Thạnh Xuân (quận 12, TP.HCM) mới kiểm tra và phát hiện một trường hợp lập dự án "ma" và làm giả số đỏ trên địa bàn. Khu đất thuộc quy hoạch công viên được chia 60 lô. |