Nhà tôi sống gần công trường lớn đang thi công,ụiônhiễmkhôngkhítừcôngtrườngcóhạichophổihaykhôbdkq y bụi đỏ khắp nơi. Gia đình phải đóng cửa, xịt nước, dùng máy lọc không khí nhưng không giảm. Bụi vẫn bám kín đỏ hết cả nhà cửa, đồ đạc. Bác sĩ cho hỏi bụi này có gây bệnh nguy hiểm hay không ạ? (Thanh Linh, Bình Dương) Phó giáo sư, bác sĩ Trần Văn Ngọc, Phó chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, tư vấn: Bản chất bụi đỏ là bụi đất. Khi hít vào trong phổi, hệ thống thanh lọc của phế quản sẽ đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc ngày này qua ngày khác, bụi không đào thải hết sẽ đọng lại gây viêm, lâu dài có thể dẫn đến xơ hóa phổi. Người bệnh cũng có thể bị tổn thương niêm mạc đường hô hấp, dễ nhiễm trùng phổi. Thực tế, so với các hóa chất độc hại khác, bụi đỏ không nguy hại bằng nhưng vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe nếu tiếp xúc lâu dài. Đặc biệt, tình trạng nặng hơn với người có cơ địa đặc biệt hoặc sức đề kháng không tốt như người già, trẻ nhỏ. Về biện pháp phòng tránh, công trường thi công phải có phương án phòng ngừa phát tán bụi ra môi trường. Người dân sống trong phạm vi bị ảnh hưởng cần mang khẩu trang đề hạn chế bụi xâm nhập, đóng cửa nhà, bật quạt hút, trồng nhiều cây xanh… Máy lọc không khí có thể sẽ không hiệu quả trong tình huống này vì lượng bụi rất lớn và liên tục nhiều ngày. Ngoài ra, để đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của bụi, cần phải xác định thành phần trong đó.