Video: Chàng trai tình nguyện ở lại bệnh viện suốt 5 tháng để thay tã,ếuhọmấtvìtỷ lệ soi kèo nhà cái tắm gội… cho F0
"Điều dưỡng viên" đặc biệt
Ngày 20/11, Hà Ngọc Trường (SN 1993, Quận 3, TP.HCM) chia tay Khoa Nhiễm 1, bệnh viện Điều trị Covid-19 Củ Chi (TP.HCM) sau hơn 5 tháng giữ vai trò “điều dưỡng viên đặc biệt”.
Hơn 5 tháng trước, Trường đến bệnh viện trong tình trạng phải thở máy, suy hô hấp, tổn thương phổi nặng vì nhiễm Covid-19. Tại bệnh viện, những cơn ho thắt ngực cùng nỗi sợ hãi khiến anh muốn buông bỏ tất cả.
Trường từng nghĩ đến việc trèo rào, trốn viện ra ngoài để “sống được ngày nào hay ngày đó”. Thế nhưng, hình ảnh y bác sĩ người ướt đẫm mồ hôi vẫn tận tình chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân đã thay đổi suy nghĩ của Trường.
Hà Ngọc Trường sau 5 tháng tình nguyện ở lại bệnh viện chăm sóc F0. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Anh nhận thấy sự sống thật đáng quý và quyết định phải sống tiếp để về với gia đình, người thân. Sau 10 ngày điều trị, Trường bắt đầu bình phục. Những ngày nằm trên giường bệnh, Trường nhìn thấy, cảm nhận được sự vất vả, khổ cực của các y bác sĩ trong việc giành giật sự sống cho từng bệnh nhân.
Anh cũng thấu hiểu nỗi cô đơn, đau đớn của các bệnh nhân trở nặng. Họ thiếu vắng bàn tay chăm sóc, niềm an ủi, động viên của người thân dù đang phải chiến đấu với căn bệnh đáng sợ.
Không thể ngồi yên, Trường quyết định xin bệnh viện cho mình được hỗ trợ y bác sĩ trong việc chăm sóc người bệnh. Thời gian đầu, khi vẫn còn bị những cơn ho khan hành hạ, Trường nhận nhiệm vụ đưa cơm, lấy nước cho bệnh nhân.
5 tháng trước, khi bệnh tình thuyên giảm, Trường xin ở lại bệnh viện chăm sóc người bệnh. |
Sau đó, bệnh viện bắt đầu tiếp nhận nhiều F0 cao tuổi, có bệnh nền, thậm chí khuyết tật, chỉ có thể nằm hoặc ngồi xe lăn… Thấy bệnh nhân không thể tự vệ sinh cá nhân, chăm sóc bản thân, Trường đến đút cơm, nước cho họ.
Trường kể: “Khi còn ở khu điều trị đặc biệt, tôi từng trải qua cảnh nằm một chỗ trên vị trí mình tự làm bẩn suốt mấy tiếng đồng hồ. Khi thấy các bệnh nhân khác phải nằm trong tình cảnh ấy, tôi đến thay áo, lau mình cho họ”.
“Sau đó, tôi gội đầu cho các bệnh nhân đang phải thở oxy. Ban đầu, tôi lau mình cho các bệnh nhân 2 lần/ngày. Sau này, khi bệnh viện bắt đầu tiếp nhận nhiều F0 hơn, dù cố gắng lắm, tôi cũng chỉ có thể lau mình cho họ mỗi ngày 1 lần thôi”, anh nói thêm.
Ban đầu, anh dọn vệ sinh phòng bệnh, đưa cơm, nước cho bệnh nhân. |
“Mong mọi người sống an vui”
Ngoài chăm sóc bệnh nhân, Trường tình nguyện làm lao công quét dọn vệ sinh phòng bệnh. Ngay khi sức khỏe ổn định, đủ điều kiện xuất viện, Trường tiếp tục tình nguyện ở lại bệnh viện chăm sóc F0.
Anh được các y bác sĩ tại đây hướng dẫn cách thay bình oxy, kiểm tra và thay dịch truyền, hỗ trợ đặt nội khí quản… Chỉ một thời gian ngắn, Trường biết cách đo dấu hiệu sinh tồn, xem các chỉ số báo hiệu của máy thở để kịp thời thông tin đến bác sĩ.
Suốt 5 tháng làm tình nguyện viên, Hà Ngọc Trường luôn trong tình trạng bận rộn, tất bật với công việc chăm sóc bệnh nhân. Anh không từ chối công việc nào được y bác sĩ phân công hay người bệnh yêu cầu.
Khi sức khỏe hồi phục, Trường thay tã, đút cơm, tắm gội cho người bệnh nặng. |
Thậm chí, khi nhận tin mẹ bị nhiễm bệnh và chuyển biến nặng, Trường vẫn không lơ là công việc của mình. Đến khi hay tin mẹ mất, anh đau đớn tột cùng với ý nghĩ “mình đem dịch bệnh về lây cho mẹ”.
Trường xót xa, đau buồn vì chưa kịp báo hiếu cho mẹ một lần. Thời khắc mẹ đau bệnh, một mình chống chọi với căn bệnh đáng sợ, anh cũng không được ở bên, chăm sóc. Tuy vậy, Trường đã biến những đau thương ấy thành động lực để giành giật sự sống cho các bệnh nhân.
“Trước đó, tôi nỗ lực giúp đỡ bệnh nhân với hy vọng giảm tải cho các y bác sĩ. Sau này, tôi càng cố gắng hơn với mong muốn ai cũng sẽ vượt qua bệnh tật. Tôi luôn mong các bệnh nhân khỏi bệnh, ai cũng xuất viện, sống an vui”, Trường nói.
Anh chăm sóc những bệnh nhân lần đầu quen biết như người thân của mình. |
Thế nên, ban ngày, Trường dọn vệ sinh, thay tã, tắm gội cho bệnh nhân. Đêm về, khi có bệnh nhân trở nặng, anh không ngủ, thức cùng bác sĩ theo dõi, chăm sóc. Lúc cao điểm, anh hỗ trợ vòng ngoài, cung cấp các trang thiết bị cần thiết để giúp bác sĩ cấp cứu bệnh nhân.
Từng có thời điểm rơi vào tuyệt vọng, Trường hiểu rõ tầm quan trọng của sức mạnh tinh thần trong việc đối đầu với Covid-19. Mỗi ngày, Trường cố gắng tạo niềm vui, đem nụ cười, tinh thần lạc quan đến mọi giường bệnh bằng cách nói chuyện dí dỏm, hài hước.
Công việc của Trường không chỉ giảm tải cho y bác sĩ mà còn giúp F0 không có người thân bên cạnh thêm vững tâm vượt qua bệnh tật. |
Anh cũng cố gắng liên hệ, kết nối người bệnh với thân nhân qua các cuộc gọi trực tuyến. Việc này giúp bệnh nhân vững tâm, vui hơn khi đang phải một mình điều trị Covid-19.
Anh nói: “Tôi luôn tạo ra không khí vui vẻ, lạc quan cho phòng bệnh. Tuy vậy, cũng có lúc tôi rất buồn. Đó là những lúc tôi biết được một bệnh nhân nào đó sẽ không qua khỏi nhưng chẳng thể làm được gì thêm”.
“Những lúc ấy, tôi chỉ biết ngồi kề bên và cố gắng thực hiện mọi ước muốn cuối cùng của họ. Khi quyết định ở lại chăm sóc bệnh nhân, tôi xem họ như người thân của mình. Tôi luôn cố gắng chăm sóc, lo lắng cho họ như lo cho chính người thân, gia đình của mình”, anh nói thêm.
Trường nói anh luôn sẵn sàng hỗ trợ nếu xã hội, cộng đồng cần đến mình. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Ngày 20/11, Hà Ngọc Trường quyết định xuất viện về nhà, kết thúc hành trình thiện nguyện chăm sóc bệnh nhân tại Khoa Nhiễm 1, bệnh viện Điều trị Covid-19 Củ Chi từ 16/6.
Anh chia sẻ rằng, dù không mong muốn nhưng nếu bệnh viện cần, anh vẫn tiếp tục công việc tình nguyện. Bởi, thiện nguyện đã cho anh hiểu được giá trị cuộc sống.
Khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Hà Ngọc Trường nhiễm bệnh, phải vào bệnh viện điều trị. Tại đây, anh tình nguyện hỗ trợ y bác sĩ chăm sóc người bệnh. Sau khi khỏi bệnh, Trường tiếp tục tình nguyện xin ở lại bệnh viện suốt 5 tháng để hỗ trợ y bác sĩ, chăm sóc bệnh nhân. Với những cống hiến của mình, Trường lọt vào đề cử Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng 2021. Mời độc giả bình chọn cho nhân vật TẠI ĐÂY. |
Bài, clip: Nguyễn Sơn
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Mẹ của Trường mới mất vì Covid-19 nhưng anh nén đau thương, tình nguyện ở lại bệnh viện dã chiến để dọn vệ sinh, tắm gội… cho người bệnh, cùng họ giật lại sự sống.