Lạc mốc hay mọc mầm có chứa độc tố tăng khả năng gây ung thư gan,ảnhbáonguycơungthưtừcủhạtmọcmầket qua bong đa ngoai hang anh gừng mọc mầm sinh ra lưu huỳnh và khoai tây mọc mầm cũng vô cùng độc hại.
Hầu hết chị em nội trợ đều thường xuyên gặp phải tình trạng các loại củ, hạt quen thuộc như khoai tây, hành, tỏi, lạc, gừng… bị mọc mầm hay héo quắt do để lâu ngày. Đôi khi vì muốn tiết kiệm, chúng ta vẫn tận dụng để chế biến đồ ăn, chỉ bỏ đi phần mọc mầm hay bị mốc…
Tuy nhiên, theo lời khuyên của Ths.Bs Doãn Thị Tường Vi - Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, các bà nội trợ không nên tiếc những thực phẩm đã có dấu hiệu nêu trên. Bởi khi đã héo hay mọc mầm, nhiều loại củ có chứa những độc tố rất có hại cho sức khỏe con người. Số còn lại có thể không độc hại nhưng cũng giảm tác dụng và không còn nhiều dinh dưỡng.
Theo Ths.Bs Doãn Thị Tường Vi, nhìn chung các loại củ, hạt mọc mầm hầu hết đều giảm hàm lượng dinh dưỡng, tăng nguy cơ ung thư và nhiều bệnh khác |
Bác sĩ cũng nêu ra một số chất độc hại trong từng loại củ héo, mốc hay mọc mầm dưới đây:
Lạc
Đối với củ lạc đã mốc hay mọc mầm, tuyệt đối không nên sử dụng bởi chúng thường có chứa nấm Aspergillus flavus - loại nấm có khả năng tạo Aflatoxin, độc tố có nguy cơ gây ung thư gan rất cao.
Hạt lạc khi đã có dấu hiệu này, mùi vị cũng rất khó ăn và dù đã được làm chín như luộc, rang hay chế biến thành kẹo thì chúng ta vẫn thường bỏ đi ngay lập tức nếu ăn phải.
Bác sĩ nhấn mạnh, không chỉ riêng lạc mà cả hạt gạo khi bị mốc cũng đều rất độc, chỉ nên bỏ đi chứ không tiếc, kể cả việc tận dụng để cho lợn ăn cũng không nên.
Gừng
Bác sĩ cho biết, theo một số tài liệu thì củ gừng khi mọc mầm sẽ sinh ra lưu huỳnh, một trong những chất rất hại cho sức khỏe con người nếu ăn phải.
Khi gừng mọc mầm, dinh dưỡng bên trong củ cũng không còn nguyên vẹn (Ảnh: Internet) |
Đối với củ gừng tươi, chúng không chỉ tăng thêm mùi thơm khi chế biến món ăn mà còn có nhiều công dụng như kích thích tiêu hóa, giải độc, trị một số bệnh về dạ dày… Nhưng khi đã mọc mầm hoặc bị héo, dinh dưỡng cũng như các tác dụng trên của gừng đều giảm đi đáng kể. Bởi vậy nếu có cố tận dụng để chúng cũng không mấy tác dụng.
Khoai tây
Khoai tây khi mọc mầm là đã trải qua các phản ứng hóa học và không còn ăn toàn để ăn. Trong củ khoai tây mọc mầm hay trong khu vực vỏ màu xanh lá cây của củ có chứa chất solanine – một chất gây ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy… ở người. Nếu ngộ độc nặng sẽ dẫn đến các vấn đề về thần kinh và tiêu hóa như mê sảng, đau đầu, tê liệt, đau bụng, hạ thân nhiệt... khá nguy hiểm.
Bởi vậy, những củ khoai đã mọc mầm, chúng ta tuyệt đối không nên tiếc mà hãy vứt bỏ. Còn với củ chỉ bị màu xanh lá cây trên vỏ, thực sự cũng không tốt nhưng nếu muốn tận dụng thì trước khi chế biến phải cắt bỏ hết phần màu xanh, bổ nhỏ củ rồi ngâm nước trong ít nhất 30 phút.
Bác sĩ lưu ý thêm, với khoai tây đảm bảo dinh dưỡng (không mọc mầm, không bị vỏ xanh…) thì chúng ta chỉ nên rửa nguyên củ sau khi nạo vỏ để bảo toàn được dinh dưỡng, khi đã bổ thành miếng nhỏ không nên rửa lại nữa.
Hành, tỏi
Tương tự như các loại củ khác, hành tỏi khi đã mọc mầm thì phần củ cũng thường óp, không còn chắc, căng và tươi như bình thường.
Củ hành mọc mầm sau một thời gian sẽ teo tóp hơn hẳn những củ hành bình thường khác |
Các loại củ làm gia vị nói chung thường có công dụng làm tăng mùi thơm của món ăn, kích thích tiêu hóa, chữa một số bệnh, bổ sung nhiều loại vitamin, kháng sinh, khoáng chất… Nhưng khi mọc mầm, chúng đã bị biến chất nên lượng dinh dưỡng trong đó giảm đi đáng kể và các tác dụng trên cũng không được phát huy.
Đề cập đến độc tố trong củ hành, tỏi mọc mầm, bác sĩ cho biết hiện tại chưa tìm thấy nghiên cứu nào cho rằng có các chất độc hại trong hành, tỏi mọc mầm.
(Theo Khám phá)